Category: Tin tức

  • Bệnh viện Từ Dũ thăm và tìm hiểu công nghệ của Viện Tế bào gốc

    Bệnh viện Từ Dũ thăm và tìm hiểu công nghệ của Viện Tế bào gốc

    Bệnh viện Từ Dũ thăm và tìm hiểu công nghệ của Viện Tế bào gốc

    Sáng ngày 14 tháng 03 năm 2024, Ban lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ đã đến thăm và tìm hiểu công nghệ về tế bào gốc của Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM.

    PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc đã đón tiếp và giới thiệu cùng đoàn thăm quan từ Bệnh viện Từ Dũ về Viện Tế bào gốc. Ngoài ra, thành phần đoàn đón tiếp của Viện Tế bào gốc bao gồm PGS.TS Vũ Bích Ngọc, Trưởng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm (CIPP); TS. Nguyễn Trường Sinh, Trưởng phòng Khoa học công nghệ; ThS. Trương Châu Nhật, Trưởng Trung tâm Dịch vụ khoa học và kĩ thuật; ThS. Nguyễn Hoàng Nhật Trinh, Trưởng Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ người học; Ông Hoàng Nguyễn Công Trình, Trưởng phòng kinh doanh.

    Đoàn làm việc của Bệnh viện Từ Dũ gồm có BS CKII. Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ làm trưởng đoàn cùng Trưởng phòng Hành chính quản trị, Trưởng phòng công tác xã hội, Phó phòng kế hoạch tổng hợp.

    Viện Tế bào gốc (bên trái) tiếp đón đoàn Bệnh viện Từ Dũ (bên phải) thăm và tìm hiểu công nghệ

    Viện Tế bào gốc đã có nhiều năm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm về công nghệ tế bào gốc trong điều trị bệnh, huyết tương giàu tiểu cầu và công nghệ tế bào miễn dịch. Trong chuyến thăm này, PGS.TS Phạm Văn Phúc đã có dịp giới thiệu những điểm mới mà Viện Tế bào gốc đã đạt được trong các sản phẩm công nghệ của Viện có thể phục vụ cho xu hướng trẻ hóa, làm đẹp và ngay cả bệnh hiếm muộn và các vấn đề nội tiết. Các sản phẩm thuộc dòng Cellatist đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 để có thể điều trị bệnh đái tháo đường típ 1, đái tháo đường típ 2, COPD … Bênh cạnh đó, các sản phẩm từ chất tiết của tế bào gốc phục vụ quá trình làm đẹp cũng được giới thiệu như dòng sản phẩm Skinatist. Việc sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị thai khó làm tổ do nội mạc tử cung mỏng hay giảm khả năng chấp nhận của nội mạc tử cung ở các bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm đã được nghiên cứu. Theo đó, công nghệ phân tách và hoạt hóa huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) tiên tiến, nhanh chóng nằm trong bộ sản phẩm 5PRP Kit đã đáp ứng được các nhu cầu trên.

    BS CKII. Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (áo trắng, ở giữa) tìm hiểu về dòng sản phẩm Stemfood của Viện Tế bào gốc

    Trong buổi thăm quan, đoàn Bệnh viện Từ Dũ đã đến Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm CIPP để xem nơi sản xuất trang thiết bị y tế của Viện Tế bào gốc và cùng tham quan Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại tòa nhà B2-3 của Viện Tế bào gốc.

    Đoàn thăm quan Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm

    Cuối buổi làm việc, BS CKII. Trần Ngọc Hải chia sẻ về cơ hội và thách thức trong kỉ nguyên tế bào gốc. Ông chúc cho Viện tiếp tục phát triển, nghiên cứu và tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ trẻ hóa, hiếm muộn và nội tiết trong thời gian gần nhất.

    Tin và ảnh: Hồng Phúc

  • Viện Tế bào gốc, Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Tp. HCM và Trung tâm Tế bào gốc và Y học tái tạo, Trường Đại học Y Malabar-Ấn Độ Hợp Tác trong Nghiên Cứu Y Học Tái Tạo

    Viện Tế bào gốc, Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Tp. HCM và Trung tâm Tế bào gốc và Y học tái tạo, Trường Đại học Y Malabar-Ấn Độ Hợp Tác trong Nghiên Cứu Y Học Tái Tạo

    Ngày 17/02/2024, Viện Tế bào gốc, thuộc Trường Đại học KHTN – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, đã tổ chức buổi tiếp và làm việc với TS. Sunil Paramel Mohan, Giám đốc Trung tâm Tế bào gốc & Y học tái tạo và cũng là Giám đốc Viện Khoa học Nha khoa Sree Anjaneya, của Trường Y Malabar, Ấn Độ. Buổi làm việc được chủ trì bởi PGS. TS. Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc.

    PGS. TS. Phạm Văn Phúc (ở giữa, bên trái), Viện trưởng Viện Tế bào gốc, Trường Đại học KHTN – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tiếp và làm việc với TS. Sunil Paramel Mohan (bên phải), Giám đốc Trung tâm Tế bào gốc & Y học tái tạo , Trường Đại học Y Malabar, Ấn Độ.

     Buổi họp bắt đầu với đề xuất từ TS. Sunil về việc sử dụng các sản phẩm môi trường nuôi cấy tế bào gốc, cũng như kit PRP và PRF do Viện Tế bào gốc sản xuất tại Ấn Độ. TS. Phúc đã hoan nghênh đề xuất và cam kết sẵn sàng chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết để xuất khẩu các sản phẩm từ Viện Tế bào gốc sang Ấn Độ.

    TS. Sunil cũng đề xuất việc hợp tác nghiên cứu về ứng dụng tế bào gốc trong y học tái tạo. Trong kế hoạch này, Viện Tế bào gốc sẽ thực hiện các nghiên cứu cơ bản, trong khi Trung tâm Tế bào gốc & Y học tái tạo-Trường Đại học Y Malabar sẽ tiến hành các thử nghiệm lâm sàng. Cả hai bên đã đồng ý triển khai chương trình trao đổi sinh viên, trong đó Trung tâm Tế bào gốc & Y học tái tạo-Trường Đại học Y Malabar sẽ gửi sinh viên tới Viện Tế bào gốc để thực hiện nghiên cứu, và ngược lại, Viện Tế bào gốc cũng có thể gửi sinh viên và các nhà nghiên cứu đến Trung tâm Tế bào gốc & Y học tái tạo-Trường Y Malabar để làm việc và trao đổi kinh nghiệm.

    Sau phần thảo luận, TS. Sunil đã tham quan Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cũng như Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Sản xuất Thực nghiệm tại Viện Tế bào gốc. Ông thể hiện sự phấn khích và ấn tượng với cơ sở vật chất và thành tựu mà Viện Tế bào gốc đã đạt được.

    Cả hai bên đang trong quá trình chuẩn bị ký kết MOU và sẽ tăng cường hợp tác trong các chương trình trao đổi trong tương lai gần.

    Thông tin về Trường Đại học Y Malabar:
    Malabar Medical College (MMC) là một trong những trường y hàng đầu tại Kozhikode, Calicut, Kerala, với cam kết cung cấp giáo dục y tốt và dịch vụ chăm sóc sức khỏe xuất sắc cùng với các nghiên cứu y học tiên tiến. Được thành lập vào năm 2010 dưới sự quản lý của Sree Anjaneya Medical Trust, MMC đã nhanh chóng phát triển thành một trung tâm chăm sóc sức khỏe hàng đầu phục vụ vùng Malabar, bao gồm các hạt Calicut, Kannur và Wayanad. Trường được trang bị các thiết bị tiên tiến, bao gồm các phòng thí nghiệm hiện đại, các bộ phận lâm sàng và một ký túc xá tiện nghi cung cấp chỗ ở thoải mái cho sinh viên. Malabar Medical College còn có các tiện ích đa dạng như thư viện, trung tâm thể thao, nhà hát và nhiều tiện ích khác, tạo ra một môi trường học tập năng động. Bệnh viện của Trường Đại học Y Malabar với 1000 giường bệnh, liên kết với Đại học Y dược Kerala và được Ủy ban Y tế Quốc gia Ấn Độ chứng nhận, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu khu vực Malabar, Ấn Độ.

    Tin: Trường Sinh

  • VIỆN PASTEUR THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THĂM VÀ TRAO ĐỔI HỢP TÁC VỚI VIỆN TẾ BÀO GỐC TRONG PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TẾ BÀO GỐC

    VIỆN PASTEUR THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THĂM VÀ TRAO ĐỔI HỢP TÁC VỚI VIỆN TẾ BÀO GỐC TRONG PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TẾ BÀO GỐC

    Chiều ngày 31.01.2024, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm và làm việc tại Viện tế bào gốc, nội dung bàn về việc trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến kế hoạch hợp tác phát triển Viện Pasteur TP.HCM phát triển các kỹ thuật đánh giá chất lượng tế bào gốc.

    Tại buổi làm việc, về phía Viện Tế bào gốc có sự tham dự của PGS.TS Vũ Bích Ngọc – Trưởng Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm, TS. Nguyễn Trường Sinh – Trưởng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ quốc tế, ThS. Nguyễn Trọng Hòa – Trưởng phòng Kinh doanh số 1, Ông Hoàng Nguyễn Công Trình – Trưởng phòng Kinh doanh số 2, ThS. Đỗ Minh Nghĩa – Phó trưởng phòng Kinh doanh số 1.

    Đại diện Viện Tế bào gốc (đoàn phía bên trái) tại buổi gặp gỡ với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh

    Về phía Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn làm việc gồm có TS.BS. Đinh Xuân Thành – Phó Viện trưởng, ThS. Nguyễn Thị Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Kiểm định thiết bị y tế, ThS. Cao Minh Thắng – Phó trưởng khoa Vi sinh miễn dịch, ThS. Võ Thị Trang Đài – Phó trưởng khoa Vi sinh miễn dịch, ThS. Vũ Lê Ngọc Lan – Phó giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Y sinh học lâm sàng và dịch vụ khoa học kĩ thuật cùng đại diện các phòng ban khác.

    Đoàn làm việc của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh

    Trong buổi làm việc, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ mục đích của chuyến thăm quan và đề xuất các định hướng hợp tác. TS. BS. Đinh Xuân Thành đã đánh giá cao định hướng phát triển cũng như những thành tựu dẫn đầu của Viện Tế bào gốc trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng Tế bào gốc. Ông nhận định, Viện Tế bào gốc đã có cơ sở, có công nghệ cốt lõi trong lĩnh vực tế bào gốc. Với thế mạnh là một trong những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc từ nhiều năm trước, Viện Tế bào gốc nắm giữ nhiều công nghệ tế bào gốc phục vụ cho cả nghiên cứu và sản xuất tế bào gốc trong điều trị bệnh.

    Viện Tế bào gốc nhận quà Tết từ Viện Pasteur Thành Hồ Chí Minh

    Để phục vụ cho mục tiêu quản lý nhà nước của Viện Pasteur TP.HCM, TS. BS. Đinh Xuân Thành đã thay mặt Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn được chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức trong việc đánh giá, kiểm định chất lượng tế bào gốc. Viện Tế bào gốc cũng đã thể hiện rõ quan điểm sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong các công tác liên quan đến chất lượng tế bào gốc, trong đó, viện sẵn sàng chuyển giao quy trình thiết lập hệ thống phòng thử nghiệm đánh giá chất lượng tế bào, xây dựng hồ sơ vận hành PTN, …Viện Tế bào gốc cũng sẵn sàng hợp tác, nghiên cứu và phát triển cùng Viện Pasteur TP.HCM trong quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ có liên quan …

    Đoàn làm việc của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh tham quan cơ sở nghiên cứu và sản xuất của Viện Tế bào gốc

    Viện Tế bào gốc đã mời Đoàn làm việc của Viện Pasteur TP.HCM đi thăm cơ sở nghiên cứu và phòng thử nghiệm đánh giá hoạt tính sinh học của Viện Tế bào gốc, trong đó, đã giới thiệu và chia sẻ các kinh nghiệm trong việc thiết lập PTN, xây dựng các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tế bào. Đoàn chuyên gia 2 bên đã có những trao đổi sát với thực tế và phù hợp với mục tiêu của Viện Pasteur TP.HCM. 

    Đoàn làm việc của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và đài diện của Viện Tế bào gốc cùng chụp hình

    Buổi trao đổi đã mở ra cơ hội để Viện Tế bào gốc và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh tiến đến quá trình hợp tác, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau trong tương lại, góp phần xây dựng một hệ đống đánh giá chất lượng tế bào gốc chính quy tại Việt Nam.

    Phòng TTTT&TCSK

  • Bệnh viện Phục hồi chức năng TP Đà Nẵng hợp tác với Viện Tế bào gốc- Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM để triển khai công nghệ PRP trong điều trị các bệnh lý về khớp.

    Bệnh viện Phục hồi chức năng TP Đà Nẵng hợp tác với Viện Tế bào gốc- Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM để triển khai công nghệ PRP trong điều trị các bệnh lý về khớp.

    Bệnh viện Phục hồi chức năng TP Đà Nẵng hợp tác với Viện Tế bào gốc- Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM để triển khai công nghệ PRP trong điều trị các bệnh lý về khớp.

    Ngày 26.1.2023, Viện Tế bào gốc- Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM, đã hân hạnh được nhận lời mời tham gia lễ khai trương Đơn vị Phục hồi chức năng sau chấn thương tại Bệnh viện Phục hồi chức năng TP Đà Nẵng. Tại sự kiện, TS. Nguyễn Trường Sinh, Trưởng phòng Khoa học công nghệ-Viện Tế bào gốc đã trình bày tham luận về Cơ chế hoạt động và ứng dụng trong lĩnh vực y học của Huyết tương giàu tiểu cầu.

    Viện Tế bào gốc đã hợp tác chặt chẽ với Đơn vị Phục hồi chức năng sau chấn thương, để triển khai công nghệ chế tạo PRP, huyết tương giàu tiểu cầu, để điều trị các bệnh lý về khớp. Tại Phòng tiêm nội khớp của bệnh viện, chuyên gia sản phẩm của Viện Tế bào gốc cùng với đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện đã thành công trong việc chế tạo PRP sử dụng bộ kit được sản xuất tại Viện Tế bào gốc. Ngay sau đó, sản phẩm PRP từ máu tự thân của bệnh nhân đã được sử dụng để tiêm nội khớp cho bệnh nhân thoái hoá khớp gối đang điều trị tại bệnh viện.

    TS. BS. Nguyễn Văn Dũng-Giám đốc bệnh viện phục hồi chức năng Tp Đà Năng, trong bài phát biểu của mình, đã đề xuất kế hoạch hợp tác liên tục giữa Viện Tế bào gốc và bệnh viện trong việc ứng dụng PRP cho điều trị các bệnh lý về cơ-xương-khớp. Ông cũng nhấn mạnh về tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc trong lộ trình phát triển bệnh viện.

    Cũng tại buổi làm việc, ThS. Hà – Phó trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp của bệnh viện, đã đề xuất thiết lập mối liên kết chặt chẽ với Viện Tế bào gốc để mở các lớp đào tạo ngay tại chỗ, nhằm cập nhật kiến thức cho các bác sĩ tại khu vực Miền trung và Tây Nguyên về công nghệ tế bào gốc và ứng dụng của PRP trong điều trị các vấn đề liên quan đến xương khớp.

    TS. Nguyễn Trường Sinh-Viện Tế bào gốc, báo cáo tham luận tại Hội thảo khoa học Phục hồi chức năng sau chấn thương.TS. Nguyễn Trường Sinh-Viện Tế bào gốc demo quy trình chế tạo PRP sử dụng bộ kit được sản xuất tại Viện Tế bào gốc.
    TS. BS. Nguyễn Văn Dũng-Giám đốc bệnh viện (ngoài cùng bên phải), cùng y bác sĩ của bệnh viện Phục hồi chức năng Tp Đà Nẵng (giữa), và TS. Nguyễn Trường Sinh-Viện Tế bào gốc (ngoài cùng bên trái), chụp hình lưu niệm.

    Phòng Kinh doanh và Marketing

  • Viện Tế bào gốc tác với Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa trong nghiên cứu khoa học

    Viện Tế bào gốc tác với Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa trong nghiên cứu khoa học

    Ngày 5.1.2024, Lãnh đạo Viện Tế bào gốc – PGS.TS. Phạm Văn Phúc đã thăm và tham gia vào hội thảo khoa học tại bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa. Tại diễn đàn này, PGS Phúc đã chia sẻ những quan điểm mới trong việc sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu trong chăm sóc da nói riêng và điều trị bệnh nói chung. PGS Phúc đã trao đổi tại hội thảo với sự tham gia đông đảo của quý bác sĩ của bệnh viện về những nguyên tắc mới trong đảm bảo chất lượng chế phẩm huyết tương giàu tiểu cầu và cách thức kiểm soát chất lượng và theo dõi đáp ứng lâm sàng của chế phẩm. PGS Phúc cũng tổng hợp các chứng cứ mới nhất về ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh, đặc biệt các bệnh lí của da. Hội thảo đã trao đổi sôi nổi về các chủ đề ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu và tế bào gốc trong điều trị bệnh và khả năng thực hiện tại Bệnh viện.

    Trong thời gian qua, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM đã triển khai một số hoạt động tìm hiểu, trao đổi để xây dựng chương trình hợp tác trong nghiên cứu khoa học với Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa. Các hoạt động hợp tác bao gồm: hợp tác chia sẻ thông tin học thuật, đồng tổ chức hội thảo khoa học, hợp tác chuyển giao công nghệ, nghiên cứu đánh giá chất lượng sản phẩm công nghệ.

    Hình 1. PGS.TS. Phạm Văn Phúc báo cáo tại Hội thảo.

    Tiếp đó, ngày 16.1.2024, Lãnh đạo Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa – TS.BS. Vũ Tuấn Anh đã thăm Viện tế bào gốc và có buổi trao đổi về các nội dung triển khai trong hợp tác giữa 2 bên trong năm 2024. Trong buổi làm việc, hai bên đã thống nhất việc đồng tổ chức Hội thảo Cập nhật ứng dụng tế bào gốc trong chăm sóc da vào tháng 3/2024 tại Bệnh viện. TS.BS. Vũ Tuấn Anh cũng trao đổi về các nội dung về hợp tác chuyển giao các công nghệ của Viện Tế bào gốc trong chăm sóc da để thực hiện tại Bệnh viện trong thời gian tới.

    Hình 2. TS.BS. Vũ Tuấn Anh thăm và chụp ảnh lưu niệm tại Viện Tế bào gốc.

  • VIỆN TẾ BÀO GỐC TRAO ĐỔI HỢP TÁC CÙNG TRƯỜNG Y TRỰC THUỘC ĐẠI HỌC TRƯỜNG CANH, ĐÀI LOAN (CHANG GUNG UNIVERSITY)

    VIỆN TẾ BÀO GỐC TRAO ĐỔI HỢP TÁC CÙNG TRƯỜNG Y TRỰC THUỘC ĐẠI HỌC TRƯỜNG CANH, ĐÀI LOAN (CHANG GUNG UNIVERSITY)

    Sáng ngày 8 tháng 12 năm 2023, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM đã có buổi trao đổi với đoàn làm việc của Trường Y trực thuộc Đại học Trường Canh, Đài Loan.

    Đoàn làm việc chụp ảnh tại Viện Tế bào gốc

    Đoàn làm việc của Viện Tế bào gốc bao gồm:

    • PGS.TS. Phạm Văn Phúc
    • TS. Phan Lữ Chính Nhân – phụ trách công tác quan hệ đối ngoại
    • TS. Nguyễn Trường Sinh – Trưởng phòng KHCN & SHTT
    • PGS.TS. Vũ Bích Ngọc – Trưởng phòng SCL, Trưởng CIPP
    • TS. Nguyễn Tường Vân – Trưởng nhóm nghiên cứu
    • TS. DƯơng Duy Dương – Trưởng nhóm nghiên cứu
    • TS. Trần Hồng Thuận – Trưởng nhóm nghiên cứu

    Đoàn làm việc của Trường Y trực thuộc Đại học Trường Canh, Đài Loan bao gồm

    • Giáo sư Jim-Tong Horng, Phó Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Cao đẳng Y tế/Trưởng khoa Hóa sinh
    • Giáo sư Petrus Tang, Giám sát nhóm hợp tác quốc tế, CGU/Khoa Ký sinh trùng
    • Giáo sư Kowit-Yu Chong, Cố vấn sinh viên Khoa Khoa học Y sinh/Khoa Công nghệ sinh học Y tế và Khoa học Phòng thí nghiệm
    • Trợ lý Giáo sư Kuo-Ming Lee, Chương trình Thạc sĩ Quốc tế về Nhiễm virus
    • Giáo sư Ing-Tsung Hsiao, Khoa Khoa học Hình ảnh và X quang Y học
    • Giáo sư Tsi-Chian Chao, Khoa Khoa học Hình ảnh và X quang Y tế
    • Giáo sư Hsiu-Hsin Tsai, Trường Điều dưỡng
    • Giáo sư Hsing-Yi Yu, Trường Điều dưỡng
    TS Nguyễn Trường Sinh trình bày về Viện Tế bào gốc

    Trong buổi trao đổi, Tiến sĩ Nguyễn Trường Sinh đại diện Viện Tế bào gốc giới thiệu về hệ sinh thái của Viện Tế bào gốc trong đó nổi bật là trung tâm nghiên cứu và phát triển (CRD) và Trung tâm đổi mới sáng tạo và sản xuất thực nghiệm (CIPP). Hiện nay, CRD có đội ngũ nghiên cứu mạnh với nhiều thạc sĩ, tiến sĩ cùng với sự đầu tư đồng bộ và có hệ thống các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu từ phân tử đến tế bào có thể phục vụ cho nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Trong khi đó, CIPP là trung tâm sản xuất các sản phẩm thương mại phục vụ nghiên cứu và sản xuất như nhãn hàng Regenmedlad với các nhóm môi trường nuôi cấy tế bào gốc, môi trường bảo quản tế bào gốc và nhiều kit phân lập tế bào gốc cho hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các hoạt động cộng đồng tại Viện như chương trình Stem Cell Summer, cuộc thi Stem Cell Innovation cũng thu hút sự quan tâm của đoàn làm việc.

    Buổi gặp gỡ là cơ hội để Viện Tế bào gốc và Trường Y trực thuộc Đại học Trường Canh, Đài Loan cùng nhau tìm hiểu về phương hướng chung, mục tiêu chung trong nghiên cứu, phát triển tế bào gốc và là tiền đề cho sự hợp tác trong tương lai của hai đơn vị.

    Phòng TTTT và TCSK

  • Bệnh viện Thống Nhất và Viện Tế bào gốc trao đổi hợp tác nghiên cứu điều trị bệnh do lão hóa bằng tế bào gốc

    Bệnh viện Thống Nhất và Viện Tế bào gốc trao đổi hợp tác nghiên cứu điều trị bệnh do lão hóa bằng tế bào gốc

    Sáng ngày 29 tháng 02 năm 2024, Lãnh đạo Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG- HCM đã đón tiếp và có buổi trao đổi với Lãnh đạo Bệnh viện Thống Nhất về việc triển khai các nghiên cứu về điều trị các bệnh do lão hóa bằng tế bào gốc.

    Đại diện Viện Tế bào gốc có PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện Trưởng Viện Tế bào gốc; PGS.TS Vũ Bích Ngọc, Trưởng phòng Trung tâm đào tạo và sản xuất thự nghiệm; TS. Nguyễn Trường Sinh, Trưởng phòng Khoa học công nghệ; ThS. Nguyễn Hoàng Nhật Trinh, Trưởng phòng Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ người học; Ông Hoàng Nguyễn Công Trình, Trưởng phòng Kinh doanh cùng làm việc với đoàn công tác. 

    Đoàn làm việc của Bệnh viện Thống Nhất gồm PGS. TS Lê Đình Thanh – Giám đốc Bệnh viện, cùng với PGS.TS Võ Thành Toàn (Phó Giám đốc Bệnh viện), ThS Nguyễn Quang Vinh (Phó Giám đốc Bệnh viện) cùng các Trưởng khoa của Bệnh viện. Tại buổi làm việc, PGS. TS Lê Đình Thanhđã chia sẻ về mong muốn mở rộng các liệu pháp điều trị, tiếp cận với xu hướng phát triển mới trong y khoa, đặc biệt là ứng dụng của tế bào gốc trong điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh do lão hóa.

    Hình 1. Buổi trao đổi giữa Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM (đoàn bên tay trái)
    và Bệnh viện Thống Nhất (đoàn bên tay phải)

    Về phía Viện Tế bào gốc, PGS. TS Phạm Văn Phúc giới thiệu về quá trình phát triển của Viện Tế bào gốc và những kết quả đạt được trong lĩnh vực này. Theo đó, Viện Tế bào gốc đã tập trung phát triển công nghệ tế bào gốc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghệ tế bào gốc trong điều trị bệnh, công nghệ tế bào gốc trong làm đẹp, công nghệ tế bào miễn dịch trong hỗ trợ điều trị ung thư và công nghệ tế bào gốc trong thực phẩm chức năng.

    PGS. TS Lê Đình Thanh chia sẻ “Viện Tế bào gốc có tất cả những gì bệnh viện cần”. Đây là cơ sở để bệnh viện Thống Nhất chia sẻ, đánh giá căn bản những gì mà bệnh viện mong muốn và định hướng của hai bên. Theo đó, Viện Tế bào gốc và Bệnh Viện Thống Nhất sẽ kí biên bản ghi nhớ hợp tác và triển khai nghiên cứu về ứng dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh lí do lão hóa trong thời gian tới.

    Hình 2. PGS. TS Lê Đình Thanh (áo trắng, ngoài cùng bên phải) chia sẻ trong buổi trao đổi

    Sau khi trao đổi, Lãnh đạo Bệnh viện Thống Nhất đã trực tiếp thăm quan Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển… tại tòa nhà B2-03 của Viện Tế bào gốc.

    Buổi trao đổi đã tạo dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng chương trình hợp tác giữa Viện Tế bào gốc và Bệnh viện Thống Nhất trong nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tế bào do Viện Tế bào gốc nghiên cứu phát triển tại Bệnh viện Thống Nhất trong thời gian tới.

    Tin và ảnh: Hồng Phúc

  • Viện Tế bào gốc giới thiệu công nghệ tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định

    Vào ngày 04/01/2024, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM đã có buổi sinh hoạt học thuật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Tại buổi sinh hoạt học thuật này, Viện Tế bào gốc đã trình bày và giới thiệu những thành tựu mới về ứng dụng tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe nói chung.

    Tham gia sinh hoạt học thuật này, phía Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định có sự tham gia của TS.BS Nguyễn Hoành Cường – Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học bệnh viện, BS CKII Ngô Xuân Thế – Phó Giám đốc bệnh viện, cùng hơn 50 bác sĩ, kĩ thuật viên là các trưởng khoa, phó trưởng khoa và các bác sĩ, nhà khoa học quan tâm đến liệu pháp tế bào gốc trong điều trị và chăm sóc sức khỏe.

    Phát biểu khai mạc buổi sinh hoạt học thuật, TS BS Cường đã nhấn mạnh tính quan trọng của công nghệ tế bào gốc trong chăm sóc sức khỏe và triển vọng ứng dụng những công nghệ mới này tại bệnh viện đa khoa tỉnh để chăm sóc sức khỏe cho người bệnh của tỉnh.

    Đại diện Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM, PGS.TS. Phạm Văn Phúc đã trình bày các bài báo cáo cập nhật về liệu pháp tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh và các quan điểm mới trong ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu để điều trị bệnh. Trong bài trình bày, PGS Phúc đã chọn lọc và giới thiệu các chứng cứ mới trong cơ chế điều trị bệnh bằng tế bào gốc trung mô, các kết quả mới nhất trong điều trị bệnh bằng tế bào gốc trên thế giới và ở Việt Nam.

    Buổi sinh hoạt đã mở ra một tương lai hợp tác giữa Viện Tế bào gốc và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định trong việc xây dựng lộ trình phát triển các ứng dụng tế bào gốc trong chăm sóc sức khỏe bệnh nhân của tỉnh trong thời gian tới. Bài trình bày cũng giới thiệu một cách tổng quát về những chiến lược, cách tiếp cận khác nhau trong liệu pháp tế bào gốc để điều trị bệnh từ việc sử dụng tủy xương cô đặc, hỗn hợp tế bào tách từ mô mỡ, đến việc sử dụng tế bào gốc trung mô tự thân và đồng loài.Buổi sinh hoạt học thuật đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các bác sĩ với nhiều câu hỏi thảo luận từ cơ chế điều trị, tác dụng không mong muốn đến quy chế, quy định của pháp luật về các phương pháp mới, kĩ thuật mới trong điều trị bệnh.

  • CÔNG TY VEMEDIM THĂM VÀ TRAO ĐỔI HỢP TÁC VỚI VIỆN TẾ BÀO GỐC, TRƯỜNG ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

    Sáng ngày 03/01/2023, ban lãnh đạo Công ty Vemedim đã có chuyến thăm và trao đổi hợp tác với Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM về công nghệ sản xuất tế bào gốc và exosome đóng gói thành các sản phẩm ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe thú cưng..

    Trong chuyến thăm, Th.S Lê Quốc Túy – Phó Tổng Giám đốc Vemedim, đại diện đoàn làm việc của công ty Vemedim đã thể hiện mong muốn hợp tác với Viện Tế bào gốc để phát triển công nghệ sản xuất tế bào gốc và exosome. Đây là một bước đột phá để ứng dụng công nghệ này trong việc sản xuất các loại thuốc và thực phẩm chức năng cho vật nuôi, đặc biệt cho thú cưng.

    Viện Tế bào gốc và Công ty Vemedim trao đổi hợp tác

    PGS.TS Vũ Bích Ngọc- Trưởng Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Sản xuất thực nghiệm, Viện tế bào gốc đã giới thiệu về các công nghệ, dây chuyền sản xuất tế bào gốc và sản phẩm từ tế bào gốc  và các ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe thú cưng. Trong đó nhấn mạnh, công nghệ sản xuất tế bào gốc, dịch tiết và exosome được Viện nghiên cứu và tối ưu hóa quy trình sản xuất với chi phí tối ưu cho sản xuất công nghiệp.

    Nhãn hàng Regenvet của Viện Tế bào gốc tập trung sản xuất các sản phẩm nuôi cấy, phân lập tế bào gốc và các sản phẩm tiết của tế bào có nguồn gốc từ chó, mèo, ngựa… như bộ dụng cụ tách chiết tế bào gốc từ mô mỡ động vật  Vet-ADSC Extraction Kit 10, Môi trường nuôi cấy để thu exosome và chất tiết từ tế bào gốc trung mô động vật Vet-MSCCult OTS MV

    Công ty Vemedim thăm cơ sở sản xuất của Viện Tế bào gốc

    Đoàn làm việc của Vemedim đã thăm cơ sản nghiên cứu và sản xuất của Viện Tế bào gốc. Viện Tế bào gốc có cơ sở hạ tầng và dây chuyền sản xuất sản phẩm được đầu tư đồng bộ và đạt chứng nhận ISO 13485:2016 và ISO 17025:2017.

    Đây là một cơ hội tốt để hai tổ chức hợp tác trong lĩnh vực phát triển sản phẩm vật nuôi đầy tiềm năng. Viện Tế bào gốc là một tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về tế bào gốc và ứng dụng của chúng trong lĩnh vực y tế và đời sống. Trong khi đó, Vemedim là một công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho động vật. Sự kết hợp giữa hai tổ chức sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên, đồng thời cũng đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành công nghiệp vật nuôi.

    Được thành lập và khởi đầu phát triển từ ngày 22/05/1992. Hiện nay, Vemedim có khu sản xuất rộng 6,6 ha đặt tại Châu Thành, Hậu Giang cùng với đó là hệ thống chi nhánh trải dài khắp Việt Nam và 42 nhà phân phối tại các thị trường lớn trên thế giới. Chính vì vậy, Tổng công ty CP sản xuất kinh doanh vật tư và thuốc thú y Vemedim – gọi tắt là Vemedim Corporation luôn là thương hiệu sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc thú y – thủy sản đứng đầu tại Việt Nam.

    Tin: Hồng Phúc

    Ảnh: Bích Phương

  • VIỆN TẾ BÀO GỐC – BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ KẾT HỢP

    VIỆN TẾ BÀO GỐC – BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ KẾT HỢP

    Trong buổi hội thảo chuyên đề “CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ VÀ HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU” trong tháng 11/2023 vừa qua tại hội trường bệnh viện Thống Nhất, PGS.TS.Phạm Văn Phúc – Viện trưởng Viện Tế bào gốc đã có buổi trao đổi cũng như chia sẻ những cập nhật mới với chủ đề Công nghệ sản xuất tế bào gốc trung mô và huyết tương giàu tiểu cầu.

    Về phía bệnh viện Thống Nhất, tiếp đoàn PGS.TS.BS Lê Đình Thanh – Giám đốc bệnh viện phát biểu mở đầu buổi sinh hoạt cùng với sự tham dự của đội ngũ bác sĩ trực thuộc các khoa phòng khác nhau trong bệnh viện như: khoa Ung bướu, khoa Nội cơ xương khớp, khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình…

    Trong suốt buổi hội thảo, đối với chủ đề “CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ” PGS.TS.Phạm Văn Phúc chia sẻ những kiến thức quan trọng về tế bào gốc nói chung và đặc biệt là Tế Bào Gốc Trung Mô. Ứng dụng lâm sàng của Tế Bào Gốc Trung Mô được PGS.TS.Phạm Văn Phúc làm rõ thông qua hàng loạt kết quả thử nghiệm lâm sàng và các sản phẩm thương mại được cấp phép cho điều trị thường quy ở nước ngoài, cũng như các danh mục khám chữa bệnh được Bộ Y Tế ban hành trong nước như: Điều trị bằng tế bào gốc ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp, điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc mỡ tự thân, kỹ thuật ghép hỗn dịch tế bào gốc tự thân trong điều trị vết thương mãn tính,…Bên cạnh đó, PGS.TS.Phạm Văn Phúc cũng nêu rõ phương châm “Think big, Go further” trong Công Nghệ Sản Xuất Tế Bào Gốc Trung Mô từ nhãn hàng Regenmedlab-Viện Tế Bào Gốc nhằm giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn đọng của liệu pháp tế bào (Cell Therapy): Chi phí điều trị cao, hiệu quả điều trị không ổn định. Qua đó, PGS.TS.Phạm Văn Phúc cũng mong muốn trong một tương lai không xa người dân Việt Nam sẽ được thụ hưởng các liệu pháp tế bào (Cell Therapy) cụ thể là ứng dụng điều trị bằng Tế Bào Gốc Trung Mô với công nghệ tiên tiến một cách rộng rãi với chi phí và hiệu quả tối ưu nhất.

    Bên cạnh đó, với nhiều tranh cãi về ứng dụng điều trị của “Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)” như hiện nay cho nhiều loại bệnh về hiệu quả điều trị, các tác dụng phụ khi sử dụng PRP. PGS.TS.Phạm Văn Phúc đã đưa ra những nguyên nhân và các khắc phục xác đáng thông qua các số liệu nghiên cứu khoa học từ Công Nghệ PRP từnhãn hàngRegenmedlab-Viện Tế Bào Gốc.

    Trải qua buổi hội thảo chuyên đề, ban lãnh đạo bệnh viện Thống Nhất cũng như các bác sĩ từ bệnh viện đã đánh giá cao về Công Nghệ Sản Xuất Tế Bào Gốc Trung Mô Công Nghệ Huyết Tương Giàu Tiểu Cầu từ Viện Tế bào gốc, từ đó đưa ra những đề xuất hợp tác trong tương lai giữa hai đơn vị nhằm mang lại nhiều hơn giá trị cho bệnh nhân với chi phí và hiệu quả tối ưu nhất.