Tag: sci

  • HỘI THẢO: CẬP NHẬT ỨNG DỤNG FLOW CYTOMETRY TRONG NGHIÊN CỨU TẾ BÀO VÀ TẾ BÀO GỐC

    HỘI THẢO: CẬP NHẬT ỨNG DỤNG FLOW CYTOMETRY TRONG NGHIÊN CỨU TẾ BÀO VÀ TẾ BÀO GỐC

    📢 Ngày 26/03/2025, Biomedmart vinh dự cùng đồng hành với Viện Tế bào gốc – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM phối hợp cùng BD LifeScience đã tổ chức thành công hội thảo “Cập nhật ứng dụng Flow Cytometry trong nghiên cứu tế bào và tế bào gốc”. Sự kiện này đã thu hút sự tham gia của đông đảo giảng viên, nhà nghiên cứu, học viên và sinh viên từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong khoa học sự sống.

    Hội thảo này không chỉ nhằm cập nhật những tiến bộ mới nhất trong kỹ thuật Flow Cytometry mà còn mở ra các cơ hội mới trong nghiên cứu tế bào và ứng dụng liệu pháp tế bào gốc. Các chuyên gia hàng đầu đã chia sẻ những kiến thức chuyên sâu và các ứng dụng nổi bật của kỹ thuật Flow Cytometry phát triển như thế nào trong nghiên cứu ung thư, sinh học tế bào, cũng như y học tái tạo.

    Sự kiện đã chứng kiến những bài thuyết trình đầy ấn tượng từ các diễn giả nổi tiếng quốc tế và trong nước. Cụ thể:

    TS. Keefe Chee (BD): Chia sẻ về “Nâng tầm kỹ thuật đơn tế bào trong Y học chính xác: Thúc đẩy nghiên cứu ung thư và dấu ấn sinh học lão hóa”. TS. Keefe đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách Flow Cytometry có thể hỗ trợ trong việc phân tích các tế bào ung thư, đồng thời mở rộng ứng dụng trong nghiên cứu các dấu ấn (marker) sinh học của quá trình lão hóa.

    Chuyên gia Charlene Foong (BD): Trình bày về “Tính không đồng nhất của Tế bào gốc trung mô và ứng dụng nano Flow Cytometry trong nghiên cứu vi hạt”. Bài thuyết trình này giúp người tham dự hiểu rõ hơn về sự đa dạng trong các quần thể tế bào gốc trung mô và ứng dụng nano Flow Cytometry trong nghiên cứu các vi hạt có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển tế bào.

    PGS.TS. Phạm Văn Phúc (Viện Tế bào gốc): Cập nhật về “Ứng dụng Flow Cytometry trong nghiên cứu và ứng dụng liệu pháp tế bào”. PGS.TS. Phúc đã làm rõ những ứng dụng thực tiễn của Flow Cytometry trong liệu pháp tế bào, đặc biệt là trong việc phân tích và đánh giá chất lượng tế bào gốc trước khi áp dụng vào điều trị.

    Buổi hội thảo đã tạo ra một không gian học thuật lý thú, nơi các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên có thể trao đổi ý tưởng, kinh nghiệm, và khám phá các hướng nghiên cứu mới. Sự kiện cũng đã mở rộng các cơ hội hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy sự phát triển chung của cộng đồng khoa học.

    Việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến như Flow Cytometry vào nghiên cứu tế bào và tế bào gốc không chỉ giúp đẩy mạnh các nghiên cứu cơ bản mà còn mang lại tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh lý khó chữa như ung thư và các bệnh liên quan đến lão hóa.

    Ngoài ra, Hội thảo còn giới thiệu về Mạng lưới tế bào gốc Việt Nam. Đây là một cộng đồng các cá nhân và tổ chức đam mê nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, bao gồm các đối tác, khách hàng, người lao động, sinh viên, học viên của Viện Tế bào gốc (Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM). VNSCN còn mở rộng cho các thành viên là những người có nhu cầu tìm hiểu, quan tâm hay yêu thích tế bào gốc ở Việt Nam và nước ngoài. Tham gia VNSCN, thành viên có cơ hội cập nhật kiến thức qua hội thảo và tài liệu nghiên cứu miễn phí, tiếp cận cơ hội hợp tác nghiên cứu, và kết nối với chuyên gia. Thành viên của VNSCN cũng có thể tham gia đào tạo chuyên sâu, tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp và phát triển sự nghiệp trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tế bào gốc.

    Cuối cùng, Biomedmart và Viện Tế bào gốc xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đối tác BD LifeScience, các diễn giả tài năng, và toàn thể khách mời tham dự đã góp phần tạo nên thành công của buổi hội thảo này. Chúng tôi hy vọng rằng sự kiện này sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho những nghiên cứu và ứng dụng mới trong lĩnh vực tế bào học và y học tái tạo.

    —-

  • Viện Tế bào gốc tại Hội nghị Khoa học Da liễu Thẩm mỹ TP. Cần Thơ Lần VI – Bước Đột Phá và Xu Thế Thời Đại Công Nghệ

    Viện Tế bào gốc tại Hội nghị Khoa học Da liễu Thẩm mỹ TP. Cần Thơ Lần VI – Bước Đột Phá và Xu Thế Thời Đại Công Nghệ

    Ngày 01 tháng 11 năm 2024 vừa qua, Hội nghị Khoa học Da liễu Thẩm mỹ TP. Cần Thơ Lần VI đã diễn ra thành công tại Khách sạn Mường Thanh, Thành phố Cần Thơ, thu hút đông đảo các chuyên gia, bác sĩ và nhà khoa học trong lĩnh vực da liễu và thẩm mỹ. Với chủ đề “Bước Đột Phá và Xu Thế Thời Đại Công Nghệ” hội nghị đã mang đến những cập nhật quan trọng về công nghệ và phương pháp điều trị mới nhất trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

    Trong khuôn khổ hội nghị, PGS.TS. Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc, tham gia với vai trò thuộc ban chủ tọa của Phiên Tổng Thể 2 và trực tiếp trình bày một báo cáo quan trọng về chủ đề: “Cập nhật ứng dụng tế bào gốc và Exosome từ tế bào gốc trong điều trị và thẩm mỹ da”. Bài cáo đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của người tham dự, cung cấp cái nhìn tổng quan về những tiến bộ mới trong ứng dụng tế bào gốc và exosome trong việc chăm sóc và cải thiện làn da.

    Ngoài phần báo cáo chuyên đề, Viện Tế bào gốc còn tham gia triển lãm gian hàng với sự đồng hành chính từ Công ty Cổ phần Tâm An Med, nhà phân phối chính thức các sản phẩm của Viện và là nhà tài trợ chính của hội nghị, nhằm giới thiệu các sản phẩm công nghệ nổi bật trong da liễu và thẩm mỹ của Viện. Trong số đó, hai dòng sản phẩm nổi trội bao gồm PRP – Huyết tương giàu tiểu cầu và SVF – Phân đoạn mạch đệm chứa tế bào gốc từ mô mỡ đã được giới thiệu đến khách tham dự. Đây là những sản phẩm ứng dụng công nghệ tiên tiến từ Viện Tế bào gốc, mang lại giải pháp hiệu quả cho việc điều trị da liễu và thẩm mỹ.

    Hội nghị Khoa học Da liễu Thẩm mỹ TP. Cần Thơ Lần VI đã diễn ra thành công tốt đẹp, mở ra nhiều cơ hội mới cho các bác sĩ và chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ cập nhật công nghệ, kiến thức, và mở rộng mạng lưới hợp tác. Viện Tế bào gốc tự hào khi góp phần vào sự thành công của hội nghị này và cam kết tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm nhiều sản phẩm và ứng dụng tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng ngành da liễu và thẩm mỹ tại Việt Nam.

  • VIỆN TẾ BÀO GỐC TẠI TECHCONNECT AND INNOVATION VIET NAM 2024

    VIỆN TẾ BÀO GỐC TẠI TECHCONNECT AND INNOVATION VIET NAM 2024

    Trong khuôn khổ Sự kiện Kết nối Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 (Techconnect and Innovation Vietnam 2024), diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội vào ngày 30/9 – 01/10/2024, Viện Tế bào gốc hân hạnh tham gia với nhiều hoạt động nổi bật, nhằm giới thiệu các công nghệ tiên tiến và chia sẻ những xu hướng đổi mới trong lĩnh vực công nghệ tế bào gốc và y học tái tạo.

    Đổi mới sáng tạo trong công nghệ tế bào: Từ Công nghệ đến Công nghiệp

    Sáng ngày 01/10/2024, PGS.TS. Phạm Văn Phúc – Viện trưởng Viện Tế bào gốc đã có buổi báo cáo tại Diễn đàn Công nghệ ngành y tế: Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế. Với chủ đề “Đổi mới sáng tạo trong công nghệ tế bào: Từ Công nghệ đến Nghiệp”, bài báo cáo đã mang đến những thông tin quan trọng về các xu hướng, tiến bộ mới nhất trong nghiên cứu tế bào gốc và những ứng dụng tiềm năng trong y học, nhận được sự quan tâm lớn từ giới khoa học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

    Buổi báo cáo không chỉ chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới nhất mà còn mở ra các cơ hội hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, giúp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn, đặc biệt là trong chăm sóc sức khỏe.

    Giới thiệu công nghệ và sản phẩm

    Bên cạnh buổi báo cáo, Viện Tế bào gốc còn tham gia triển lãm gian hàng. Tại đây, Các chuyên gia của Viện đã giới thiệu đến khách tham quan những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực tế bào gốc, được nghiên cứu và phát triển tại chính Viện Tế bào gốc, cũng như các ứng dụng của chúng. Đây là cơ hội để các nhà khoa học, doanh nghiệp, và các đối tác tiềm năng tìm hiểu về những tiềm năng phát triển công nghệ đang triển khai tại Viện và cùng thảo luận về các cơ hội hợp tác trong tương lai.

    Techconnect and Innovation Vietnam 2024 – Sự kiện lớn về đổi mới sáng tạo

    Techconnect and Innovation Vietnam 2024 là sự kiện thường niên do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức, với chủ đề năm nay là “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo – Động lực cho phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững”. Sự kiện là nơi gặp gỡ, trao đổi giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý, nhằm thúc đẩy các giải pháp công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

    Viện Tế bào gốc xin cảm ơn quý khách hàng và đối tác đã ghé thăm gian hàng và hội thảo, góp phần tạo nên sự thành công của sự kiện.

  • VIỆN TẾ BÀO GỐC – BỆNH VIỆN QUỐC TẾ BECAMEX                                                            HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ “HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU VÀ TẾ BÀO GỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH”

    VIỆN TẾ BÀO GỐC – BỆNH VIỆN QUỐC TẾ BECAMEX HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ “HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU VÀ TẾ BÀO GỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH”

    Trong buổi hội thảo chuyên đề vào ngày 25/04/2024 vừa qua tại hội trường Bệnh viện quốc tế Becamex, PGS.TS. Phạm Văn Phúc – Viện trưởng Viện Tế bào gốc đã có buổi trao đổi cũng như chia sẻ những cập nhật mới với chủ đề “HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU VÀ TẾ BÀO GỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

    Về phía bệnh viện quốc tế Becamex, tiếp đoàn có sự tham dự của BS. CKII. Trương Thanh Sơn – Giám đốc Y khoa Bệnh viện quốc tế Becamex phát biểu mở đầu buổi sinh hoạt. Cùng đó là sự tham dự của hơn 100 bác sĩ và nhân viên y tế trực thuộc các khoa phòng khác nhau trong bệnh viện như: khoa nội cơ xương khớp, khoa ngoại chấn thương chỉnh hình…

    BS. CKII. Trương Thanh Sơn – Giám đốc Y khoa Bệnh viện quốc tế Becamex phát biểu mở đầu buổi sinh hoạt

    Trọng tâm của buổi hội thảo, PGS.TS. Phạm Văn Phúc đã chia sẻ những kiến thức hữu ích về ứng dụng của Tế bào gốc nói chung, về Tế bào gốc trung mô nói riêng cũng như làm rõ những tranh luận về hiệu quả điều trị của Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) cho nhiều loại bệnh lý, thông qua đó phân tích những vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị khi sử dụng PRP.

    Theo đó, PGS.TS. Phạm Văn Phúc đã chỉ ra 2 vấn đề then chốt dẫn đến nhiều tranh luận về hiệu quả điều trị của Huyết tương giàu tiểu cầu bằng những số liệu lâm sàng từ những phân tích “đa trung tâm – Meta-analysis” trên toàn cầu:

    1) Điều trị bệnh đúng “LOẠI” PRP;

    2) Điều trị bệnh đúng “LIỀU” PRP.

    PGS.TS. Phạm Văn Phúc – Viện trưởng Viện Tế bào gốc với vai trò báo báo viên trong buổi hội thảo

    Buổi báo cáo đã kết thúc với phiên thảo luận sôi nổi về các vấn đề loại PRP, liều dùng PRP, tiêu chuẩn PRP trong điều trị… từ cả hai phía.

    Phát biểu kết thúc buổi báo cáo, BS. CKII. Trương Thanh Sơn đã cảm ơn và đánh giá cao về buổi hội thảo, cũng tại đây BS. CKII. Trương Thanh Sơn chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân với vai trò là bệnh nhân trong việc sử dụng Huyết tương giàu tiểu cầu – PRP để điều trị hội chứng khuỷu tay Tennis và khẳng định rằng, phương pháp này có hiệu quả đáng kể đối với bản thân ông cũng như người bệnh nói chung. Buổi hội thảo là bước đi đầu tiên đầy hứa hẹn cho mối quan hệ và hợp tác đầy tiềm năng giữa Viện Tế Bào Gốc và Bệnh Viện Quốc Tế Becamex.

    Toàn cảnh buổi hội thảo với sự tham dự của hơn 100 cán bộ y tế Bệnh viện quốc tế Becamex

    Regenmedlab và Biothérapie là hai nhãn hàng thuộc Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM tập trung phát triển chuyên sâu về Công nghệ chế tạo huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), Công nghệ nuôi cấy tế bào gốc trung mô, Công nghệ nuôi cấy tế bào miễn dịch và Công nghệ sản xuất exosome. Tất cả sản phẩm thuộc 2 nhãn hàng Regenmedlab và Biotherapy đều được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn ISO 13485:2016 và kiểm chuẩn tại PTN đạt chuẩn ISO 17025:2017 với nguồn nguyên liệu đạt chuẩn dược phẩm USP, Ph.Eur.

    Một số hình ảnh tại buổi hội thảo

  • Viện Tế bào gốc mang công nghệ về miền Trung

    Viện Tế bào gốc mang công nghệ về miền Trung

    Viện Tế bào gốc mang công nghệ về miền Trung

    Thực hiện chủ đề “Chủ động lan tỏa, nâng cao vị thế”, trong  Quý I/2024, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động để giới thiệu, hợp tác chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến về tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu đến với các cơ sở khám chữa bệnh ở các tỉnh miền Trung nước ta.

    Với thế mạnh nghiên cứu và phát triển tế bào gốc từ hơn 2 thập kỉ trước, Viện Tế bào gốc đã và đang làm chủ nhiều công nghệ cốt lõi của công nghệ tế bào và tế bào gốc. Hoạt động nghiên cứu đổi mới sáng tạo liên tục của đội ngũ cán bộ nghiên cứu viên của Viện đã phát triển nhiều sản phẩm công nghệ tối ưu hóa chi phí điều trị cho người bệnh. Hiện nay mạng lưới các đơn vị sử dụng công nghệ của Viện Tế bào gốc đã rộng khắp trong cả nước. Tuy nhiên, việc sử dụng các công nghệ này còn khiêm tốn tại các tỉnh miền Trung.  

    Hình 1. Viện Tế bào gốc chuyển giao công nghệ cho Đơn vị Y tế Du lịch, Trung Tâm Y tế Sơn Trà, Đà Nẵng

    Chính vì thế, Viện Tế bào gốc đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động nhằm giới thiệu, chuyển giao công nghệ đến với các đơn vị tại các tỉnh miền Trung, nhằm tạo sự đa dạng các phương pháp điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh ở khu vực miền Trung và người bệnh có thể có nhiều lựa chọn hơn trong các phương pháp điều trị hay hỗ trợ điều trị. Trong 3 tháng qua, Viện Tế bào gốc đã làm việc và giới thiệu các công nghệ của Viện đến bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa, bệnh viện 199, bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Trung tâm y tế Sơn Trà… Tại đây, các công nghệ của Viện Tế bào gốc được đội ngũ y bác sĩ đánh giá cao và nhiệt tình chào đón. Với chất lượng công nghệ đã được khẳng định trong thời gian dài, chi phí sử dụng công nghệ hợp lí, các bác sĩ tại các bệnh viện đã tin tưởng về những lợi ích sẽ mang lại cho người bệnh, đặc biệt là bà con của địa phương. Điều này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm tải cho các bệnh viện ở các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội…

    Trong hành trình mang công nghệ về miền Trung của mình, trong thời gian tới Viện Tế bào gốc tiếp tục giới thiệu công nghệ đến các bệnh ở tỉnh Khánh Hòa, Quảng Nam, Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An… Viện Tế bào gốc luôn tin tưởng rằng những công nghệ của Viện sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe của bà con các tỉnh miền Trung.

    Hình 2. PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc chia sẻ về liệu pháp điều trị bệnh bằng tế bào gốc trung mô tại Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hoà

    Việc chuyển giao công nghệ tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu không chỉ là một bước ngoặt trong hành trình đa dạng phương pháp điều trị bệnh mang lại nhiều cơ hội cho bênh nhân mà còn là một minh chứng rõ ràng về sức mạnh của sự hợp tác và chia sẻ kiến thức trong cộng đồng y học. Viện Tế bào gốc hy vọng sự hợp tác này không chỉ là cải thiện hiệu quả điều trị mà còn là mở ra những cơ hội mới cùng nhau chia sẻ, nghiên cứu để phát triển nhiều liệu pháp mới trong tương lai.

    Tin: Hồng Phúc

    Ảnh: Phòng Kinh doanh

  • VIỆN TẾ BÀO GỐC KÍ BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC VỚI VIỆN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC SỨC KHỎE VÀ LÃO HÓA, BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

    VIỆN TẾ BÀO GỐC KÍ BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC VỚI VIỆN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC SỨC KHỎE VÀ LÃO HÓA, BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

    VIỆN TẾ BÀO GỐC KÍ BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC VỚI VIỆN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC SỨC KHỎE VÀ LÃO HÓA, BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

    Sáng ngày 10/4/2024, Bệnh Thống Nhất đã tổ chức Lễ khai trương Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học sức khỏe và lão hóa. Trong buổi lễ, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM đã cùng ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Sức khỏe và Lão hóa, Bệnh viện Thống Nhất.

    PGS.TS.BS. Lê Đình Thanh – Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất phát biểu trong buổi lễ (Nguồn: Bệnh viện Thống Nhất)  

    Tại lễ khai trương, PGS.TS.BS. Lê Đình Thanh – Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất khẳng định để giúp cho Bệnh viện phát triển mạnh, phát triển bền vững và có chiều sâu thì cùng với chất lượng khám chữa bệnh, đào tạo nguồn nhân lực, công tác nghiên cứu khoa học là một trong 3 trụ cột quan trọng. Với 3 trụ cột quan trọng đó, Bệnh viện Thống Nhất đã đặt mục tiêu phấn đấu đưa Bệnh viện trở thành bệnh viện lão khoa toàn diện hạng đặc biệt và đã thành lập Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học sức khỏe và lão hóa với nhiều ý nghĩa thiết thực.

    Bằng sự hợp tác lần này, Viện Tế bào gốc cam kết sẽ cùng chung tay với mục tiêu đầy ý nghĩa của Bệnh viện Thống Nhất dựa trên tiềm lực sẵn có của hai đơn vị. Theo đó, về phía Viện Tế bào gốc sẽ chịu trách nhiệm chính trong thực hiện các nghiên cứu cơ bản và chuyển giao công nghệ liên quan đến tế bào; Cung cấp kiến thức chuyên môn, kỹ thuật và hỗ trợ chuyên gia, nhà khoa học về tế bào gốc cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo. Từ đó hướng đến mục tiêu chung, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học hữu ích từ ứng dụng của công nghệ tế bào, có giá trị ứng dụng vào trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, điều trị và phục hồi chức năng của người dân đặc biệt là người cao tuổi.

    PGS.TS. Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc (Trái) và PGS.TS.BS. Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh Viện Thống Nhất đại diện hai đơn vị ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) (Nguồn: Bệnh viện Thống Nhất)
    PGS.TS. Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc (Trái) và PGS.TS.BS. Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh Viện Thống Nhất đại diện hai đơn vị ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU)(Nguồn: Bệnh viện Thống Nhất)

    Tham dự sự kiện ngoài ra còn có PGS.TS. Vũ Hải Quân – Ủy viên BCHTW Đảng, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, TS. Lê Thanh Minh – Phó Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM, lãnh đạo các trường đại học, các bệnh viện, các trung tâm nghiên cứu trên địa bàn cùng cán bộ chủ chốt của của Bệnh viện Thống Nhất.

    Đại biểu tham dự buổi lễ chụp ảnh lưu niệm(Nguồn: Bệnh viện Thống Nhất)

    Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học sức khỏe và lão hóa là đơn vị thuộc Bệnh viện Thống Nhất bao gồm 18 thành viên, chia thành 4 khối (văn phòng, khối y, khối dược và y học phân tử), do PGS.TS. Lê Đình Thanh làm Viện trưởng; các viện phó gồm: PGS.TS. Hồ Thượng Dũng và PGS.TS. Võ Thành Toàn.

    Ban lãnh đạo khánh thành Viện Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Sức khỏe và Lão hóa, Bệnh viện Thống Nhất. (Nguồn: Bệnh viện Thống Nhất)

    Tin: Bích Phương

  • Viện Tế bào gốc giới thiệu công nghệ tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định

    Vào ngày 04/01/2024, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM đã có buổi sinh hoạt học thuật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Tại buổi sinh hoạt học thuật này, Viện Tế bào gốc đã trình bày và giới thiệu những thành tựu mới về ứng dụng tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe nói chung.

    Tham gia sinh hoạt học thuật này, phía Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định có sự tham gia của TS.BS Nguyễn Hoành Cường – Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học bệnh viện, BS CKII Ngô Xuân Thế – Phó Giám đốc bệnh viện, cùng hơn 50 bác sĩ, kĩ thuật viên là các trưởng khoa, phó trưởng khoa và các bác sĩ, nhà khoa học quan tâm đến liệu pháp tế bào gốc trong điều trị và chăm sóc sức khỏe.

    Phát biểu khai mạc buổi sinh hoạt học thuật, TS BS Cường đã nhấn mạnh tính quan trọng của công nghệ tế bào gốc trong chăm sóc sức khỏe và triển vọng ứng dụng những công nghệ mới này tại bệnh viện đa khoa tỉnh để chăm sóc sức khỏe cho người bệnh của tỉnh.

    Đại diện Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM, PGS.TS. Phạm Văn Phúc đã trình bày các bài báo cáo cập nhật về liệu pháp tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh và các quan điểm mới trong ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu để điều trị bệnh. Trong bài trình bày, PGS Phúc đã chọn lọc và giới thiệu các chứng cứ mới trong cơ chế điều trị bệnh bằng tế bào gốc trung mô, các kết quả mới nhất trong điều trị bệnh bằng tế bào gốc trên thế giới và ở Việt Nam.

    Buổi sinh hoạt đã mở ra một tương lai hợp tác giữa Viện Tế bào gốc và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định trong việc xây dựng lộ trình phát triển các ứng dụng tế bào gốc trong chăm sóc sức khỏe bệnh nhân của tỉnh trong thời gian tới. Bài trình bày cũng giới thiệu một cách tổng quát về những chiến lược, cách tiếp cận khác nhau trong liệu pháp tế bào gốc để điều trị bệnh từ việc sử dụng tủy xương cô đặc, hỗn hợp tế bào tách từ mô mỡ, đến việc sử dụng tế bào gốc trung mô tự thân và đồng loài.Buổi sinh hoạt học thuật đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các bác sĩ với nhiều câu hỏi thảo luận từ cơ chế điều trị, tác dụng không mong muốn đến quy chế, quy định của pháp luật về các phương pháp mới, kĩ thuật mới trong điều trị bệnh.