Nhiều nghiên cứu đã cho thấy vai trò của tế bào gốc mô mỡ (adipose derived stem cell – ADSC) trong việc kích thích hình thành mạch mới trong bệnh lý thiếu máu. Tuy nhiên, việc sử dụng ADSC trong điều trị có một số khó khăn như chi phí cao, việc lưu trữ và vận chuyển phức tạp, và gặp phải một số tranh luận về đạo đức trong sử dụng tế bào. Do đó, một nghiên cứu gần đây của Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM đã tiến hành nhằm khảo sát tác động của việc truyền tĩnh mạch exosome thu từ tế bào gốc mô mỡ để điều trị bệnh lý tắt mạch máu chi trên mô hình chuột.
Trong nghiên cứu này, exosome thu từ ADSC được tiến hành bằng cách nuôi tế bào gốc trung mô thu từ mô mỡ trong môi trường MSCCult I (Regenemedlab) để tăng sinh; sau đó tế bào được chuyển nuôi trong môi trường MSCCult MV (Regenmedlab) để thu nhận exosome trong dịch nuôi. Các exosome được thu hồi trong dịch nuôi bằng kĩ thuật siêu li tâm (li tâm tốc độ rất cao). Exosome này được truyền vào tĩnh mạch của chuột mô hình bệnh thiếu máu chi do thắt và đốt động mạch và tĩnh mạch chủ nuôi chi dưới. Hiệu quả điều trị của việc truyền tĩnh mạch được dựa vào sự phục hồi chi dưới thông qua đánh giá di chuyển của chi trong nước, phân áp oxy tại ngón chân và sự hình thành mạch máu mới bằng đánh giá nhuộm máu bằng trypan blue cũng như chụp cảng quang X-quang. Ngoài ra sự thay đổi biểu hiện gen trong vùng mô cơ bị thắt mạch cũng được ghi nhận. Trong nghiên cứu nhóm chuột đối chứng truyền giả dược được sử dụng để so sánh.
Hình 1: Exosome thu từ ADSC biểu hiệu mạnh CD9, CD63 và CD81. Chúng hiển thị hình ảnh đặc trưng dưới kính hiển vi TEM.
Hình 2. Sự hình thành mạch máu mới ở chi thắt mạch được ghi nhận thông qua kĩ thuật chụp X-quang cản quang.
Kết quả cho thấy rằng việc truyền exosome vào tĩnh mạch đã giúp phục hồi hiệu quả tình trạng thiếu máu chi, với tỉ lệ chuột hồi phục trong nhóm điều trị bằng exosome là 66% (9/16 chuột), trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm chứng là 43% (6/14 chuột). Chuột nhóm điều trị cũng di chuyển chân tốt hơn với 41 lần đạp trong 10 giây trong nước, so với chỉ 24 lần đạp trong 10 giây ở nhóm chuột chứng (tự phục hồi). Sự lưu thông máu ở nhóm chuột điều trị tốt hơn hẳn so với chuột ở nhóm chứng. Đặc biệt vào ngày 3, sau điều trị, tại mô thiếu máu, sự biểu hiện các gen cần thiết cho tăng sinh mạch và tái tạo cơ tăng mạnh ở nhóm chuột điều trị với exosome so với nhóm chuột đối chứng.
Những kết quả này cho thấy rằng việc truyền các exosome thu từ ADSC là an toàn và hiệu quả trong mô hình chuột thiếu máu chi thông qua cơ chế kích thích hình thành mạch và tái tạo mô cơ.
Nghiên cứu này đã được xuất bản tại đây: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36991295/
Để lại một bình luận