Author: admin

  • Truyền tĩnh mạch exosome thu từ tế bào gốc mô mỡ kích thích hình thành mạch và tái tạo cơ

    Truyền tĩnh mạch exosome thu từ tế bào gốc mô mỡ kích thích hình thành mạch và tái tạo cơ

    Nhiều nghiên cứu đã cho thấy vai trò của tế bào gốc mô mỡ (adipose derived stem cell – ADSC) trong việc kích thích hình thành mạch mới trong bệnh lý thiếu máu. Tuy nhiên, việc sử dụng ADSC trong điều trị có một số khó khăn như chi phí cao, việc lưu trữ và vận chuyển phức tạp, và gặp phải một số tranh luận về đạo đức trong sử dụng tế bào. Do đó, một nghiên cứu gần đây của Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM đã tiến hành nhằm khảo sát tác động của việc truyền tĩnh mạch exosome thu từ tế bào gốc mô mỡ để điều trị bệnh lý tắt mạch máu chi trên mô hình chuột.

    Trong nghiên cứu này, exosome thu từ ADSC được tiến hành bằng cách nuôi tế bào gốc trung mô thu từ mô mỡ trong môi trường MSCCult I (Regenemedlab) để tăng sinh; sau đó tế bào được chuyển nuôi trong môi trường MSCCult MV (Regenmedlab) để thu nhận exosome trong dịch nuôi. Các exosome được thu hồi trong dịch nuôi bằng kĩ thuật siêu li tâm (li tâm tốc độ rất cao). Exosome này được truyền vào tĩnh mạch của chuột mô hình bệnh thiếu máu chi do thắt và đốt động mạch và tĩnh mạch chủ nuôi chi dưới. Hiệu quả điều trị của việc truyền tĩnh mạch được dựa vào sự phục hồi chi dưới thông qua đánh giá di chuyển của chi trong nước, phân áp oxy tại ngón chân và sự hình thành mạch máu mới bằng đánh giá nhuộm máu bằng trypan blue cũng như chụp cảng quang X-quang. Ngoài ra sự thay đổi biểu hiện gen trong vùng mô cơ bị thắt mạch cũng được ghi nhận. Trong nghiên cứu nhóm chuột đối chứng truyền giả dược được sử dụng để so sánh.

    Hình 1: Exosome thu từ ADSC biểu hiệu mạnh CD9, CD63 và CD81. Chúng hiển thị hình ảnh đặc trưng dưới kính hiển vi TEM.

    Hình 2. Sự hình thành mạch máu mới ở chi thắt mạch được ghi nhận thông qua kĩ thuật chụp X-quang cản quang.

    Kết quả cho thấy rằng việc truyền exosome vào tĩnh mạch đã giúp phục hồi hiệu quả tình trạng thiếu máu chi, với tỉ lệ chuột hồi phục trong nhóm điều trị bằng exosome là 66% (9/16 chuột), trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm chứng là 43% (6/14 chuột). Chuột nhóm điều trị cũng di chuyển chân tốt hơn với 41 lần đạp trong 10 giây trong nước, so với chỉ 24 lần đạp trong 10 giây ở nhóm chuột chứng (tự phục hồi). Sự lưu thông máu ở nhóm chuột điều trị tốt hơn hẳn so với chuột ở nhóm chứng. Đặc biệt vào ngày 3, sau điều trị, tại mô thiếu máu, sự biểu hiện các gen cần thiết cho tăng sinh mạch và tái tạo cơ tăng mạnh ở nhóm chuột điều trị với exosome so với nhóm chuột đối chứng.

    Những kết quả này cho thấy rằng việc truyền các exosome thu từ ADSC là an toàn và hiệu quả trong mô hình chuột thiếu máu chi thông qua cơ chế kích thích hình thành mạch và tái tạo mô cơ.

    Nghiên cứu này đã được xuất bản tại đây: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36991295/

  • Tế bào diệt cảm ứng cytokine đông lạnh giữ được hoạt tính kháng ung thư in vitro và in vivo

    Tế bào diệt cảm ứng cytokine đông lạnh giữ được hoạt tính kháng ung thư in vitro và in vivo

    Liệu pháp tế bào miễn dịch đã và đang trở thành một phương pháp trị liệu mới cho bệnh ung thư trong một vài năm trở lại đây. Sự bùng nổ của công nghệ tế bào lympho T biểu hiện receptor kháng nguyên khảm (Chimeric antigen receptor T cell – Car-T) là một chiến lược mới và đã được cấp phép điều trị trên người ở một số quốc gia. Tuy nhiên, Car-T là một liệu pháp đắt đỏ mà không phải bệnh nhân nào cũng có thể tiếp cận đến điều trị này. Trong nghiên cứu mới công bố của Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu một liệu pháp khác – đó là sử dụng tế bào diệt cảm ứng bởi cytokine (cytokine induced killer cell – CIK). Điều đáng nói là nghiên cứu này đã cho thấy một tiềm năng lớn của việc sản xuất tế bào CIK quy mô công nghiệp, sau đó trữ lạnh và sử dụng trong điều trị như là “thuốc”. Nghiên cứu này là một trong số ít các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy các tế bào CIK đông lạnh vẫn còn giữ được hoạt tính kháng ung thư in vitro và in vivo (trên chuột). Trên nghiên cứu này đã xuất bản trên tạp chí chuyên ngành về ngân hàng tế bào và mô (Cell and Tissue Banking: https://doi.org/10.1007/s10561-022-10022-8).

    Hình 1. Khả năng sản xuất các yếu tố TNF-α, IFN-γ, IL-10 tương tự giữa tế bào CIK tươi và đông lạnh.

    Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh hoạt lực kháng khối u của tế bào CIK tươi và tế bào CIK đông lạnh. Các tế bào CIK được sản xuất từ máu cuống rốn người theo quy trình mà nhóm nghiên cứu đã thiết lập trước. Sau đó, các CIK được đông lạnh trong dung dịch đông lạnh Cryosave của nhãn hàng Regennedlab (chứa 5% DMSO, 10% human serum) và bảo quản ở -86 độ C. Những tế bào rã đông sau khi đông lạnh được sử dụng để so sánh với tế bào tươi (chưa qua đông lạnh) về hoạt tính kháng u in vitro và in vivo. Trong hoạt tính kháng u in vitro, các tế bào CIK được trộn với tế bào ung thư vú (MCF-7) để đánh giá hiệu quả tiêu diệt tế bào MCF-7 của tế bào CIK đông lạnh và tươi. Trong nghiên cứu in vivo, tế bào CIK đông lạnh được tiêm vào chuột mang khối u do tế bào MCF-7 gây nên. Hoạt tính sản xuất các yếu tố như TNF-α, IFN-γ, IL-10 cũng được đánh giá in vitro.

    Hình 2. Hoạt tính li giải tế bào ung thư MCF-7 là tương tự giữa tế bào CIK tươi và đông lạnh.

    Kết quả cho thấy rằng các tế bào CIK đông lạnh duy trì được khả năng kháng u tương tự tế bào CIK tươi. Hiệu quả tiêu diệt tế bào MCF-7 là không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tế bào CIK đông lạnh so với tế bào CIK tươi. Khi tiêm tế bào CIK đông lạnh vào chuột mang khối u vú, thể tích khối u vú giảm đáng kể so với chuột tiêm giả dược.

    Mặc dù nghiên cứu còn nhiều hạn chế và những vấn đề chưa giải quyết được, những kết quả bước đầu này cho thấy các CIK từ máu cuống rốn và trữ đông có thể trở thành là một ứng viên mới sử dụng để điều trị ung thư hay hỗ trợ điều trị ung thư.

    Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35792988/

  • UCB-MSCCult Primary: Giải pháp hoàn hảo để thu nhận tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn

    UCB-MSCCult Primary: Giải pháp hoàn hảo để thu nhận tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn

    Nuôi cấy sơ cấp tế bào gốc trung mô, đặc biệt tế bào gốc trung mô từ mô máu như máu cuống (dây) rốn là một thử thách lớn đối với các nhà nghiên cứu tế bào gốc. Với kinh nghiệm hơn 15 năm nghiên cứu nuôi cấy tế bào gốc trung mô, đặc biệt là tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn, Viện Tế bào gốc phát triển và sản xuất thành công sản phẩm UCB-MSCCult Primary. UCB-MSCCult Primary là sản phẩm được thiết kế độc đáo dành cho nuôi cấy phân lập tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn người. UCB-MSCCult Primary hoàn toàn không sử dụng huyết thanh động vật bổ sung vào môi trường nuôi cấy.

    Chúng tôi khám phá ra rằng, tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn người bám rất yếu trên bề mặt của dụng cụ nuôi, chỉ cần một tác động nhẹ như mở cửa tủ nuôi làm sóng sánh môi trường trong bình nuôi cũng có thể làm tế bào bong lên và khó bám trở lại bề mặt dụng cụ nuôi. UCB-MSCCult Primary sử dụng công nghệ GelFix cố định tế bào ở đáy bình nuôi, hạn chế tối thiểu tác động cơ học làm bong tế bào lên khi nuôi cấy sơ cấp.

    Sau khi cặn tế bào được thu nhận như từ máu cuống rốn, chúng được huyền phù trong môi trường UCB-MSCCult Primary. Sau 12-24h ủ ấm tại 37 độ C, tế bào đã lắng xuống đáy và bám vào bề mặt dụng cụ nuôi cũng là lúc môi trường nuôi cấy trở nên đông đặc thành gel. Ở dạng gel, môi trường chịu được các tác động cơ học, che chở các tế bào vừa bám ở đáy bình nuôi, giúp chúng không bị bong lên. Sau 5 ngày nuôi cấy, lớp gel co lại và để lộ ra các tế bào đã bám, tăng sinh rất tốt bên dưới.

    Sau khi tế bào nuôi cấy sơ cấp tăng sinh phủ kín 70% diện tích bề mặt bình nuôi, chúng có thể được cấy chuyền vào các bình nuôi và nuôi cấy tăng sinh trong các môi trường nuôi cấy tăng sinh như UCB-MSCCult hay MSCCult OTS.

    Hình 1. Tế bào gốc trung mô thu từ máu cuống rốn người.

    Hình 1. Quy trình phân lập tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn sử dụng UCB-MSCCult Primary. Quy trình phân lập tế bào gốc trung mô từ máu cuống rốn người còn sử dụng một số hóa chất khác: (1) MNC Extraction Kit (Bộ dụng cụ tách tế bào có nhân từ máu), (2) Washing Buffer (Dung dịch rửa tế bào), (3) Deattachment Reagent (Dung dịch tế bào sử dụng trong cấy chuyền).

  • Giá ưu đãi đặc biệt cho 100 khách hàng đầu tiên mua sản phẩm PBS OTS

    Giá ưu đãi đặc biệt cho 100 khách hàng đầu tiên mua sản phẩm PBS OTS

    PBS OTS là sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho quy trình rửa chuyên dụng cho tế bào gốc

    🔴 Giá ưu đãi cho 100 khách hàng đầu tiên

    349.000 VNĐ cho chai PBS 1X thể tích 500 ml

    449.000 VNĐ cho chai PBS OTS 1X thể tích 500 ml