Category: Tin tức

  • Khoa huyết học-Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Tế Bào Gốc trao đổi hợp tác công nghệ sản xuất tế bào gốc và tế bào miễn dịch.

    Khoa huyết học-Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Tế Bào Gốc trao đổi hợp tác công nghệ sản xuất tế bào gốc và tế bào miễn dịch.

    Buổi làm việc diễn ra tại Khoa huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự tham gia của lãnh đạo từ 2 bên. Tiếp đoàn, về phía Khoa huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy, có sự tham gia của TS.BS. Trần Thanh Tùng – Trưởng khoa huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy, BS.CKII Bùi Lê Cường – Phó trưởng khoa huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy, cùng nhiều bác sĩ thuộc khoa huyết học Bênh viện Chợ Rẫy. Về phía Viện Tế bào gốc có PGS. TS. Phạm Văn Phúc – Viện trưởng Viện Tế bào gốc cùng với PGS. TS Vũ Bích Ngọc – Trưởng Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất thực nghiệm, TS. Nguyễn Trường Sinh – Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế, Ông Hoàng Nguyễn Công Trình – Trưởng phòng Quản trị Kinh doanh, Ông Nguyễn Trọng Hòa – Trưởng phòng Kinh doanh và Marketing và Ông Đỗ Minh Nghĩa – Phó trưởng phòng Kinh doanh và Marketing.

    PGS. TS. Phạm Văn Phúc và TS.BS. Trần Thanh Tùng cùng những người tham dự tại buổi trao đổi hợp tác

    Tại buổi gặp, PGS. TS. Phạm Văn Phúc đã giới thiệu về nhãn hàng Regenmedlab-Viện Tế Bào Gốc với các công nghệ đột phá, độc đáo và vượt trội đã hợp tác với hàng chục đơn vị trong và ngoài nước. Nhãn hàng Regenmedlab-Viện Tế Bào Gốc đi đầu về công nghệ trong lĩnh vực nuôi cấy, lưu trữ và bảo quản tế bào gốc, tế bào miễn dịch đạt chuẩn ISO 13485:2016. Đặc biệt, PGS.TS. Phạm Văn Phúc cũng đã giới thiệu những những đột phá trong công nghệ của Regenmedlab-Viện Tế bào gốc có thể cải tiến và tháo gỡ các vấn đề nan giải trong quá trình sản xuất tế bào gốc và tế bào miễn dịch ở quy mô lớn giúp các bác sĩ cũng như bệnh viện có thể đáp ứng nhu cầu rộng lớn của người dân trong bối cảnh nhiều loại bệnh về ung thư đang ngày càng gia tăng và chi phí điều trị đắt đỏ mà phần lớn các công nghệ du nhập từ nước ngoài hiện nay đang gặp phải trong lĩnh vực trị liệu bằng tế bào (Cell Therapy). Ngoài ra, PGS.TS Phạm Văn Phúc còn đề xuất các phương án hợp tác cụ thể và toàn diện giữa hai bên nhằm ứng dụng các công nghệ của Regenmedlab-Viện Tế Bào Gốc trong điều trị ung thư và nhiều loại bệnh khác tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian sớm nhất.

    PGS. TS. Phạm Văn Phúc giới thiệu các công nghệ đột phá và vượt trội của nhãn hàng Regenmedlab-Viện Tế Bào Gốc

    TS.BS. Trần Thanh Tùng – Trưởng khoa huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy và các thành viên của khoa huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy rất quan tâm và đánh giá cao các công nghệ đột phá của Viện Tế bào gốc, đặc biệt quan tâm đến công nghệ sản xuất tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư, và đã đưa ra các bước đi đầu tiên nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác giữa hai bên.

  • DỄ DÀNG MUA HÀNG REGENMEDLAB TRÊN TIKI

    DỄ DÀNG MUA HÀNG REGENMEDLAB TRÊN TIKI

    Chỉ với vài cú click chuột, kể từ nay mọi sản phẩm của nhãn hàng của Regenmedlab đã có thể mua sắm ngay trên sàn thương mại điện tử Tiki. Với hệ thống vận chuyển chuyên nghiệp và giao diện dễ sử dụng, Tiki sẽ là nơi đáng tin cậy để mua sắm các sản phẩm của Regenmedlab một cách nhanh chóng, tiện lợi.

    Ngoài ra quý khách hàng còn có thể mua sắm các sản phẩm chúng tôi trên trang thương mại chính thức biomedmart. Biomedmart là trang thương mại chính thức của tất cả các sản phẩm thuộc nhãn hàng Regenmedlab và các sản phẩm khác từ Viện tế bào gốc như khóa học từ trung tâm đào tạo y sinh CBT, các dịch vụ khoa học kỹ thuật của trung tâm CSS hay các động vật thí nghiệm của LACU.

    Chính sách mua sắm qua những kênh thương mại điện từ của chúng tôi luôn đảm bảo duy trì lợi ích tối đa cho khách hàng, đảm bảo chất lượng và dịch vụ từ khâu bán hàng, vận chuyển và dịch vụ hậu mãi 24/7.

    Tất cả sản phẩm của Regenmedalb đều được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn ISO 17025:2017, đảm bảo chất lượng một cách nghiêm ngặt và đặc biệt nguyên liệu sản xuất của chúng tôi luôn đạt tiêu chuẩn dược phẩm GMP-WHO, U.S.P, Ph. Eur.

    Trải nghiệm mua sắm ngay tại:

    Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Viện tế bào gốc:

    Hotline: 086 92 03 153

    Email: kinhdoanh@sci.edu.vn

    Địa chỉ: Viện tế bào gốc, khu phố 6, phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

  • Nhãn hàng Regenmedlab thu hút nhiều khách tham quan tại VietNam Medi-Pharm Expo 2023

    Nhãn hàng Regenmedlab thu hút nhiều khách tham quan tại VietNam Medi-Pharm Expo 2023

    Ngày 3-5/8 vừa qua, nhãn hàng Regenmedlab của Viện tế bào gốc đã tham dự triển lãm y dược Medi-Pharm Expo 2023 do Bộ Y Tế chủ trì.

    Với hơn 200 lượt đón khách tham quan gian hàng và 50 khách mời tham dự buổi hội thảo chuyên ngành New Era of Stem Cell and Exosome Applications in Regenerative Medicine do PGS. TS. Phạm Văn Phúc trình bày. Triển lãm đã khép lại với nhiều thành công tốt đẹp với nhãn hàng Regenmedlab khi được gặp gỡ, giới thiệu với quý khách tham quan nhiều công nghệ và sản phẩm độc đáo về y học tái tạo của nhãn hàng cũng như hệ sinh thái của Viện tế bào gốc.

    Qua đây, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn hơn 200 khách tham quan gian hàng sản phẩm của Regenmedlab. Hy vọng với những lần gặp gỡ tiếp theo chúng tôi có thể mang lại cho quý khách hàng thật nhiều công nghệ và sản phẩm chất lượng và độc đáo hơn nữa.

    Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ Viện tế bào gốc:

    Hotline: 086 92 03 153

    Email: kinhdoanh@sci.edu.vn

    Địa chỉ: Viện tế bào gốc, khu phố 6, phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

    Một số hình ảnh tại sự kiện:

    Tin và ảnh: Phòng Kinh doanh và Marketing

  • Liệu pháp tế bào miễn dịch đang mang lại hi vọng mới cho bệnh nhân ung thư

    Liệu pháp tế bào miễn dịch đang mang lại hi vọng mới cho bệnh nhân ung thư

    Liệu pháp tế bào miễn dịch là một dạng điều trị mà sử dụng tế bào miễn dịch của hệ miễn dịch để tấn công loại bỏ tế bào ung thư. Các chiến lược này liên quan đến việc thu nhận máu ngoại vi để tách lấy tế bào miễn dịch và sau đó trải qua quá trình tăng sinh chúng trong phòng thí nghiệm, hay có thể biến đổi chúng để tăng cường khả năng tấn công tế bào ung thư trước khi tăng sinh. Điều này được tiến hành là vì vốn dĩ tế bào miễn dịch có đặc tính nhận diện và loại bỏ các tế bào bị tổn thương, bị nhiễm virut… mà có thể trở thành tế bào ung thư. Trong số các tế bào miễn dịch có thể thực hiện chức năng này, tế bào lympho T và tế bào diệt tự nhiên NK là 2 tế bào được quan tâm nhiều nhất.

    Các tế bào lympho T là những tế bào miễn dịch mạnh mẽ, chúng có thể nhận diện và tiêu diệt các tế bào ung thư thông qua việc nhận diện các dấu hiệu của tế bào ung thư. Tuy nhiên, không phải ở tất cả bệnh nhận, các tế bào T đều có thể nhận diện tế bào ung thư. Do đó, trong thời gian gần đây, nhiều cách tiếp cận đã theo hướng sử dụng tế bào T biến đổi để nhận diện tế bào ung thư thông qua việc gắn thêm receptor trên bề mặt (gọi khảm receptor hay receptor kháng nguyên khảm – CAR). Ở cách tiếp cận này, các tế bào T sẽ được thu nhận từ bệnh nhân, sau đó được chuyển gen và biểu hiện gen cho receptor lên bề mặt tế bào. Việc làm này giúp tế bào T dễ dàng nhận diện tế bào ung thư. Bằng cách này hàng loạt các quy trình kĩ thuật điều trị ung thư đã được cấp phép ở Mĩ và một số quốc gia khác như bên dưới:

    • Axicabtagene ciloleucel (Yescarta®): khảm CD19, điều trị lymphoma
    • Brexucabtagene autoleucel (Tecartus™): khảm CD19, điều trị lymphoma và leukemia
    • Ciltacabtagene autoleucel (Carvykti™): khảm BCMA điều trị myeloma
    • Idecabtagene vicleucel (Abecma™): khảm BCMA điều trị myeloma
    • Lisocabtagene maraleucel (Breyanzi®): khảm CD19 điều trị lymphoma
    • Tisagenlecleucel (Kyrmriah®): khảm CD19, điều trị lymphoma và leukemia

    Tuy nhiên, việc điều trị bằng CAR-T còn nhiều hạn chế như chi phí điều trị cao (từ 7 tỉ đồng đến 25 tỉ đồng cho một liệu trình (tại Mĩ)) và tác dụng phụ của điều trị lớn. Do đó, các nhà khoa học vẫn phải tìm kiếm các liệu pháp tế bào khả thi hơn trong điều trị và hỗ trợ điều trị ung thư.

    Trong cơ thể người có một số loại tế bào miễn dịch khác vẫn có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư mạnh mẽ nhưng tồn tại lượng rất thấp (một số là rất hiếm) là tế bào diệt tự nhiên NK, tế bào diệt tự nhiên có đặc tính tế bào T (NKT) và tế bào T gamma delta. Những tế bào này nếu được phân tách và tăng sinh lượng lớn thành công, chúng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư. Đã có hàng nghìn nghiên cứu đã xuất bản về việc nghiên cứu các tế bào này từ cơ chế điều trị, đến hiệu quả điều trị in vitro, trên động vật và trên người từ khắp nơi trên thế giới.

    Mặc dù triển vọng lớn, các liệu pháp tế bào miễn dịch NK, NKT/CIK, Gamma delta T vẫn gặp những thách thức lớn trước khi thực sự trở thành liệu pháp được chọn lựa để hỗ trợ điều trị và điều trị cho bệnh nhân ung thư bao gồm: (1) chi phí điều trị cao, (2) hiệu quả điều trị ít ổn định.

    Để giải quyết những thách thức lớn trên, Viện Tế bào gốc đã phát triển các giải pháp toàn diện cho liệu pháp tế bào miễn dịch trong hỗ trợ điều trị và điều trị ung thư từ việc phân tách tế bào miễn dịch từ máu ngoại vi đến tăng sinh và hoạt hóa tế bào. Viện đã phát triển thành công 4 quy trình công nghệ để có thể phân lập và tăng sinh tế bào miễn dịch gồm: quy trình phân lập tăng sinh tế bào NK, quy trình phân lập, cảm ứng và tăng sinh tế bào CIK, quy trình phân lập, tăng sinh và hoạt hóa tế bào gamma delta T và quy trình phân lập, cảm ứng tế bào tua (dendritic cell).

    Các quy trình được tối giản các bước, dễ tái lập, dễ thực hiện, thu hoạch sản lượng tế bào cực lớn (đến hàng tỉ tế bào), hoạt lực tế bào mạnh mẽ. Quy trình không sử dụng bất kì protein từ động vật nào cho nên đáp ứng tốt các yêu cầu khắc khe cho chế phẩm sinh học sử dụng trên người.

    Viện Tế bào gốc mời gọi các bạn có quan tâm đến công nghệ tế bào miễn dịch phục vụ cho lâm sàng đến trao đổi trực tiếp với đội ngũ chuyên gia sản phẩm của chúng tôi tại

    • Booth B163, Trung tâm Triển lãm SECC, Quận 7, Tp.HCM từ ngày hôm nay (4/8/2023) đến hết ngày mai (5/8/2023)
    • Liên hệ trực tiếp tới Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM, khu phố 6, Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh qua email: contact@sci.edu.vn
  • Công nghệ bảo quản đông lạnh tế bào gốc không dùng chất bảo quản đông lạnh

    Công nghệ bảo quản đông lạnh tế bào gốc không dùng chất bảo quản đông lạnh

    Bảo quản đông lạnh tế bào gốc là một trong những công nghệ cốt lõi của công nghệ tế bào gốc. Việc bảo quản tế bào gốc là cần thiết để bảo quản tế bào thời gian dài và để vận chuyển tế bào gốc. Khi bảo quản tế bào gốc nói riêng và tế bào động vật nói chung, tế bào bị tổn thương bởi các tinh thể nước đá hình thành khi giảm nhiệt độ xuống âm sâu. Nên để bảo vệ tế bào, chất bảo quản đông lạnh tế bào cần được bổ sung vào môi trường bảo quản đông lạnh. Một trong các chất bảo quản đông lạnh được sử dụng phổ biến nhất là DMSO.

    Tuy nhiên, việc sử dụng DMSO cũng có nhiều bất lợi như DMSO có thể gây độc cho tế bào, gây độc cho cơ thể người và động vật. Do đó, trong quy trình sử dụng tế bào gốc, tế bào gốc sau khi rã đông cần loại bỏ môi trường đông lạnh có chứa chất bảo quản lạnh (như DMSO) trước khi sử dụng trên người hay động vật.. Quy trình loại bỏ chất bảo quản lạnh (như DMSO) làm tăng chi phí đầu tư cho đơn vị sử dụng (vì phải đầu tư phòng thí nghiệm), làm thất thoát tế bào sau quá trình rửa, tăng tỉ lệ tế bào chết sau quá trình rửa… Chính vì thế, việc loại bỏ chất bảo quản lạnh ra khỏi môi trường đông lạnh và thành phần môi trường đông lạnh đạt tiêu chuẩn cho sử dụng trực tiếp trên cơ thể người và động vật thúc đẩy việc ứng dụng trực tiếp các sản phẩm chứa tế bào đông lạnh trực tiếp (ngay sau rã đông).

    Regenmedlab giới thiệu công nghệ bảo quản đông lạnh tế bào gốc không dùng chất bảo quản lạnh Cryosave OTS. Hiện nay công nghệ Cryosave OTS đã phát triển thành các sản phẩm:

    – MSCCryosave OTS: đông lạnh tế bào gốc trung mô

    – MSCCryosave OTS TH: đông lạnh tế bào gốc trung mô

    – ImmuCryosave OTS: đông lạnh tế bào miễn dịch

    – ImmuCryosave OTS TH: đông lạnh tế bào miễn dịch

    – ExoCryosave OTS: đông lạnh exosome

    Thông tin về công nghệ Cryosave OTS sẽ được giới thiệu chi tiết tại Triển lãm Medi-Pharm Expo 2023 với gian hàng trưng bày và buổi báo cáo chuyên ngành chủ đề New Era of Stem Cell and Exosome Applications in Regenerative Medicine.

    Trong tháng 8 này, Regenmedlab – một nhãn hàng của Viện Tế bào gốc sẽ tham dự triển lãm Medi-Pharm Expo 2023 với gian hàng trưng bày và buổi báo cáo chuyên ngành chủ đề New Era of Stem Cell and Exosome Applications in Regenerative Medicine.

    Trong suốt triển lãm và buổi báo cáo, khách tham quan sẽ được:

    • Nhận ngay mã ưu đãi lên đến 30% áp dụng cho sản phẩm, dịch vụ của Viện Tế bào gốc

    • Trao đổi và cập nhật kiến thức khoa học công nghệ độc đáo và ứng dụng Tế bào gốc và Exosome trong y học hiện đại.

    • TRẢI NGHIỆM sản phẩm và công nghệ đột phá của tế bào gốc và exosome trong lĩnh vực y học tái tạo bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu.

    • TÌM KIẾM & THIẾT LẬP nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng cũng như mở rộng mạng lưới đối tác toàn cầu

    Gian hàng REGENMEDLAB – một nhãn hàng của Viện Tế bào gốc

    • Thời gian Triển lãm: 9:00-17:00 từ ngày 03-05/8/2023

    • Vị trí gian hàng: B163

    • Liên hệ: +84-909-663-238 (Mr. Hòa)

    Báo cáo chuyên ngành: New Era of Stem Cell and Exosome Applications in Regenerative Medicine

    •           Người trình bày: PGS. TS. Phạm Văn Phúc

    •           Thời gian: 16:30-17:00 ngày 03/08/2023

    •           Địa điểm: Sân khấu Hội thảo – Sảnh A, SECC, Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn – SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

    •           Liên hệ: +84-909-663-238 (Mr. Hòa)

  • Regenmedlab Tham Dự Triển Lãm Y Dược Medi-Pharm Expo 2023

    Regenmedlab Tham Dự Triển Lãm Y Dược Medi-Pharm Expo 2023

    THƯ MỜI

    Viện Tế bào gốc trân trọng kính mời quý Ông/Bà đến tham quan gian hàng REGENMEDLAB – một nhãn hàng của Viện Tế bào gốc và tham dự báo cáo chuyên ngành với chủ đề New Era of Stem Cell and Exosome Applications in Regenerative Medicine tại Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược lần thứ 21 tại TP. Hồ Chí Minh – VIETNAM MEDI-PHARM EXPO IN HOCHIMINH CITY 2023.

    QUY MÔ VIETNAM MEDIPHARM EXPO 2023
    10,000m2                                    400                            450                             22
    Diện tích trưng bày           Doanh nghiệp               Gian hàng                Quốc gia & Vùng
    lãnh thổ

    Đây là triển lãm chuyên ngành dược phẩm và trang thiết bị y tế thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và các nhà chuyên môn trong và ngoài nước. Triển lãm năm nay có quy mô 450 gian hàng, trong đó có hơn 350 doanh nghiệp nước ngoài đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Quyền lợi khi tham quan gian hàng của Regenmedlab và tham dự báo cáo:
    – Nhận ngay mã ưu đãi lên đến 30% áp dụng cho sản phẩm, dịch vụ của Viện Tế bào gốc.
    – Trao đổi và cập nhật kiến thức khoa học công nghệ độc đáo và ứng dụng Tế Bào Gốc và
    Exosome trong y học hiện đại.
    TRẢI NGHIỆM sản phẩm và công nghệ đột phá của tế bào gốc và exosome trong lĩnh vực
    y học tái tạo bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu.
    TÌM KIẾM & THIẾT LẬP nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng cũng như mở rộng mạng lưới
    đối tác toàn cầu
    Gian hàng REGENMEDLAB – một nhãn hàng của Viện Tế bào gốc
    – Thời gian Triển lãm: 9:00-17:00 từ ngày 03-05/8/2023
    – Vị trí gian hàng: B163
    – Liên hệ: +84-909-663-238 (Mr. Hòa)
    Báo cáo chuyên ngành:
    – Chủ đề: “New Era of Stem Cell and Exosome Applications in Regenerative Medicine
    – Diễn giả: PGS. TS. Phạm Văn Phúc
    – Thời gian: 16:30-17:00 ngày 03/08/2023
    – Địa điểm: Sân khấu Hội thảo – Sảnh A, SECC, Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn – SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
    – Liên hệ: +84-909-663-238 (Mr. Hòa)

    ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY

  • Exosome thu từ tế bào gốc trung mô mô dây rốn kích thích tạo mạch thông qua biểu hiện gen VWF và Flk1 ở tế bào nội mô

    Exosome thu từ tế bào gốc trung mô mô dây rốn kích thích tạo mạch thông qua biểu hiện gen VWF và Flk1 ở tế bào nội mô

    Exosome từ tế bào gốc trung mô được xem là các yếu tố liên lạc quan trọng để kích thích sửa chữa mô theo cơ chế paracrine, nên chúng đã được xem là một sản phẩm điều trị mới. Các cơ chế điều trị của exosome đã được ghi nhận bao gồm giảm viêm, kích thích tăng sinh tế bào, ức chế apoptosis, và kích thích hình thành mạch máu. Nghiên cứu gần đây của Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM đã tiến hành nhằm tìm hiểu cơ chế của exosome thu từ mô dây rốn người trong cơ chế hình thành mạch máu mới.

    Hình 1. So sánh sự biểu hiện các gen sinh mạch giữa tế bào HUVEC có và không có bổ sung exosome trong môi trường nuôi.

    Tế bào gốc trung mô (MSC) từ mô cuống rốn người được phân lập bằng cách nuôi cấy mô trong môi trường MSCCult I primary và tăng sinh trong môi trường MSCCult I (Regenmedlab, VN). Để thu nhập exosome, MSC được nuôi trong môi trường MSCCult MV (Regenmedlab) trong 48 giờ để thu exosome trong dịch nuôi. Exosome được thu hoạch từ dịch nuôi bằng kĩ thuật siêu li tâm. Để tìm hiểu cơ chế tăng sinh mạch, exosome được bổ sung vào môi trường nuôi tế bào nội mô (HUVEC). Tác động của exosome được đánh giá qua đánh giá biểu hiện gen sinh mạch (MMP-2, Ephrin B2, Ephrin B4, Flk1, Flt1, VWF, VE-cadherin, CD31, ANG1, ANG2, và HGF), và đánh giá hình thành cấu trúc giống mạch máu.

    Kết quả cho thấy rằng exosome thu từ MSC cuống rốn kích thích biểu hiện mạnh các gen HGF, VWF, CD31, Flt1,and Flk1 (đặc biệt 2 gen VWF and Flt1). Từ những quan sát này exosome từ MSC có thể kích thích tăng sinh mạch thông qua kích thích biểu hiện 2 gen quan trọng cho sự tạo mạch VWFFlt1 ở tế bào nội mô.

    Nghiên cứu này đã xuất bản tại đây: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/37014542/

  • Truyền tĩnh mạch exosome thu từ tế bào gốc mô mỡ kích thích hình thành mạch và tái tạo cơ

    Truyền tĩnh mạch exosome thu từ tế bào gốc mô mỡ kích thích hình thành mạch và tái tạo cơ

    Nhiều nghiên cứu đã cho thấy vai trò của tế bào gốc mô mỡ (adipose derived stem cell – ADSC) trong việc kích thích hình thành mạch mới trong bệnh lý thiếu máu. Tuy nhiên, việc sử dụng ADSC trong điều trị có một số khó khăn như chi phí cao, việc lưu trữ và vận chuyển phức tạp, và gặp phải một số tranh luận về đạo đức trong sử dụng tế bào. Do đó, một nghiên cứu gần đây của Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM đã tiến hành nhằm khảo sát tác động của việc truyền tĩnh mạch exosome thu từ tế bào gốc mô mỡ để điều trị bệnh lý tắt mạch máu chi trên mô hình chuột.

    Trong nghiên cứu này, exosome thu từ ADSC được tiến hành bằng cách nuôi tế bào gốc trung mô thu từ mô mỡ trong môi trường MSCCult I (Regenemedlab) để tăng sinh; sau đó tế bào được chuyển nuôi trong môi trường MSCCult MV (Regenmedlab) để thu nhận exosome trong dịch nuôi. Các exosome được thu hồi trong dịch nuôi bằng kĩ thuật siêu li tâm (li tâm tốc độ rất cao). Exosome này được truyền vào tĩnh mạch của chuột mô hình bệnh thiếu máu chi do thắt và đốt động mạch và tĩnh mạch chủ nuôi chi dưới. Hiệu quả điều trị của việc truyền tĩnh mạch được dựa vào sự phục hồi chi dưới thông qua đánh giá di chuyển của chi trong nước, phân áp oxy tại ngón chân và sự hình thành mạch máu mới bằng đánh giá nhuộm máu bằng trypan blue cũng như chụp cảng quang X-quang. Ngoài ra sự thay đổi biểu hiện gen trong vùng mô cơ bị thắt mạch cũng được ghi nhận. Trong nghiên cứu nhóm chuột đối chứng truyền giả dược được sử dụng để so sánh.

    Hình 1: Exosome thu từ ADSC biểu hiệu mạnh CD9, CD63 và CD81. Chúng hiển thị hình ảnh đặc trưng dưới kính hiển vi TEM.

    Hình 2. Sự hình thành mạch máu mới ở chi thắt mạch được ghi nhận thông qua kĩ thuật chụp X-quang cản quang.

    Kết quả cho thấy rằng việc truyền exosome vào tĩnh mạch đã giúp phục hồi hiệu quả tình trạng thiếu máu chi, với tỉ lệ chuột hồi phục trong nhóm điều trị bằng exosome là 66% (9/16 chuột), trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm chứng là 43% (6/14 chuột). Chuột nhóm điều trị cũng di chuyển chân tốt hơn với 41 lần đạp trong 10 giây trong nước, so với chỉ 24 lần đạp trong 10 giây ở nhóm chuột chứng (tự phục hồi). Sự lưu thông máu ở nhóm chuột điều trị tốt hơn hẳn so với chuột ở nhóm chứng. Đặc biệt vào ngày 3, sau điều trị, tại mô thiếu máu, sự biểu hiện các gen cần thiết cho tăng sinh mạch và tái tạo cơ tăng mạnh ở nhóm chuột điều trị với exosome so với nhóm chuột đối chứng.

    Những kết quả này cho thấy rằng việc truyền các exosome thu từ ADSC là an toàn và hiệu quả trong mô hình chuột thiếu máu chi thông qua cơ chế kích thích hình thành mạch và tái tạo mô cơ.

    Nghiên cứu này đã được xuất bản tại đây: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36991295/

  • Tế bào diệt cảm ứng cytokine đông lạnh giữ được hoạt tính kháng ung thư in vitro và in vivo

    Tế bào diệt cảm ứng cytokine đông lạnh giữ được hoạt tính kháng ung thư in vitro và in vivo

    Liệu pháp tế bào miễn dịch đã và đang trở thành một phương pháp trị liệu mới cho bệnh ung thư trong một vài năm trở lại đây. Sự bùng nổ của công nghệ tế bào lympho T biểu hiện receptor kháng nguyên khảm (Chimeric antigen receptor T cell – Car-T) là một chiến lược mới và đã được cấp phép điều trị trên người ở một số quốc gia. Tuy nhiên, Car-T là một liệu pháp đắt đỏ mà không phải bệnh nhân nào cũng có thể tiếp cận đến điều trị này. Trong nghiên cứu mới công bố của Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu một liệu pháp khác – đó là sử dụng tế bào diệt cảm ứng bởi cytokine (cytokine induced killer cell – CIK). Điều đáng nói là nghiên cứu này đã cho thấy một tiềm năng lớn của việc sản xuất tế bào CIK quy mô công nghiệp, sau đó trữ lạnh và sử dụng trong điều trị như là “thuốc”. Nghiên cứu này là một trong số ít các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy các tế bào CIK đông lạnh vẫn còn giữ được hoạt tính kháng ung thư in vitro và in vivo (trên chuột). Trên nghiên cứu này đã xuất bản trên tạp chí chuyên ngành về ngân hàng tế bào và mô (Cell and Tissue Banking: https://doi.org/10.1007/s10561-022-10022-8).

    Hình 1. Khả năng sản xuất các yếu tố TNF-α, IFN-γ, IL-10 tương tự giữa tế bào CIK tươi và đông lạnh.

    Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh hoạt lực kháng khối u của tế bào CIK tươi và tế bào CIK đông lạnh. Các tế bào CIK được sản xuất từ máu cuống rốn người theo quy trình mà nhóm nghiên cứu đã thiết lập trước. Sau đó, các CIK được đông lạnh trong dung dịch đông lạnh Cryosave của nhãn hàng Regennedlab (chứa 5% DMSO, 10% human serum) và bảo quản ở -86 độ C. Những tế bào rã đông sau khi đông lạnh được sử dụng để so sánh với tế bào tươi (chưa qua đông lạnh) về hoạt tính kháng u in vitro và in vivo. Trong hoạt tính kháng u in vitro, các tế bào CIK được trộn với tế bào ung thư vú (MCF-7) để đánh giá hiệu quả tiêu diệt tế bào MCF-7 của tế bào CIK đông lạnh và tươi. Trong nghiên cứu in vivo, tế bào CIK đông lạnh được tiêm vào chuột mang khối u do tế bào MCF-7 gây nên. Hoạt tính sản xuất các yếu tố như TNF-α, IFN-γ, IL-10 cũng được đánh giá in vitro.

    Hình 2. Hoạt tính li giải tế bào ung thư MCF-7 là tương tự giữa tế bào CIK tươi và đông lạnh.

    Kết quả cho thấy rằng các tế bào CIK đông lạnh duy trì được khả năng kháng u tương tự tế bào CIK tươi. Hiệu quả tiêu diệt tế bào MCF-7 là không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tế bào CIK đông lạnh so với tế bào CIK tươi. Khi tiêm tế bào CIK đông lạnh vào chuột mang khối u vú, thể tích khối u vú giảm đáng kể so với chuột tiêm giả dược.

    Mặc dù nghiên cứu còn nhiều hạn chế và những vấn đề chưa giải quyết được, những kết quả bước đầu này cho thấy các CIK từ máu cuống rốn và trữ đông có thể trở thành là một ứng viên mới sử dụng để điều trị ung thư hay hỗ trợ điều trị ung thư.

    Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35792988/